Đối với tỉnh Thái Nguyên kinh tế trang trại bắt đầu hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 20 sau khi có các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Song trong những năm đầu mới hình thành kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa cải thiện được đời sống của người nông dân ở khu vực nông thôn.
29
Tuy nhiên bước sang thế kỷ 21, từ khi Nghị quyết số 03 ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ được ban hành, tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Nhờ đó đến nay, kinh tế trang trại đã có những bước phát triển do sự quan tâm của các cấp chính quyền của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có nhiều đất đai rộng lớn với nhiều loại địa hình và vùng khí hậu khác nhau: đồng bằng, trung du, miền núi, vùng cao. Thực tế cho thấy mô hình kinh tế trang trại ở Thái Nguyên trong những năm qua sản xuất có hiệu quả. Các trang trại của tỉnh Thái Nguyên có quy mô nhỏ, phổ biến quy mô bình quân trên dưới 1ha. Nhưng các trang trại của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế, như đảm bảo tỷ suất hàng hoá cao, khối lượng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung), vẫn thường xuyên được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở Thái Nguyên chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia đình. Trong những năm qua kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, hàng năm tỉnh Thái Nguyên đã dành một nguồn kinh phí không nhỏ để phát triển kinh tế trang trại, tạo cơ chế, chính sách về vốn, đất đai và các điều kiện khác để thúc đẩy trang trại phát triển. Để phát triển trang trại trong năm qua tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch xác định các khu vực phát triển kinh tế trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi chính, phát huy thế mạnh của từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật … phù hợp với điều kiện của từng huyện. Giải quyết các vấn đề chuyển dịch đất đai tạo điều kiện cho các gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất. Đầu tư xây dựng
30
cơ sở hạ tầng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo mối liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước.
Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Lƣơng
- Mô hình trang trại gia đình đang và sẽ là loại hình trang trại phổ biến và thích hợp với huyện Phú Lương. Trang trại gia đình vừa sử dụng lao động gia đình vừa thuê thêm lao động thường xuyên và thời vụ, mô hình trang trại gia đình này có nhiều ưu điểm nổi bật như có khả năng thích ứng với nhiều trình độ sản xuất nông nghiệp, quy mô sản xuất, áp dụng các công nghệ khác nhau.
- Không nên quan niệm kinh tế trang trại là phải sản xuất trên những diện tích đất đai rộng lớn mà nên xem xét kinh tế trang trại từ tính chất sản xuất hàng hóa của nó.
- Phải nhanh chóng nâng cao trình độ cơ giới hóa trong các trang trại để sản xuất không bị lạc hậu.
- Trong giai đoạn đầu, cơ cấu sản xuất của các trang trại nên ở trạng thái hỗn hợp để tận dụng mọi năng lực sản xuất hiện có, nhưng sau dần chuyển sang cơ cấu mang tính chuyên canh một số loại nông, lâm, đặc sản nhất định.
- Có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế trang trại là “Lối làm ăn của người giàu”, bởi những nông dân nghèo thì khó có đủ vốn để làm trang trại, đồng thời cho rằng không nên khuyến khích loại hình trang trại tư bản tư nhân vì nó có thể dẫn đến sự tư bản hóa sản xuất nông nghiệp. Nhưng sự thực không phải như vậy, nhờ kinh tế trang trại một bộ phận dân cư đã có mức thu nhập cao hơn hẳn nhưng thực tế là việc tăng thu nhập của họ không làm cho những người nghèo nghèo đi và cũng không làm tăng số người nghèo, trái lại kinh tế trang trại còn giải quyết việc làm cho một phần đáng kể lực lượng lao động, cũng như góp phần làm tăng thu nhập cho lực lượng lao động này.
31
CHƢƠNG 2