Thu nhập trang trại 7.574.300.000 582.638

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 59)

1 Thu nhập của trang trại nuôi lợn 1.002.600.000 111.400.000 2 Thu nhập của trang trại nuôi chồn 6.188.000.000 3.094.000.000 3 Thu nhập của trang trại nuôi nhím 198.700.000 198.700.000 4 Thu nhập của trang trại nuôi dê 185.000.000 185.000.000

Nguồn: Số liệu điều tra

Có thể thấy trong tổng doanh thu 32,782 tỷ đồng của tất cả các trang trại trên địa bàn huyện thì doanh thu do các trang trại nuôi lợn (9 trang trại) đóng góp là 14,989 tỷ đồng, trong khi đó chỉ với 2 trang trại chăn nuôi chồn đã đóng góp vào tổng doanh thu số tiền 15,625 tỷ đồng. Điều này cho thấy chồn

57

nhung đen đang là vật nuôi có doanh thu và lợi nhuận rất lớn và sẽ là một hướng đi mới cho các trang trại trên địa bàn huyện để các cơ quan quản lý cũng như các trang trại cùng nghiên cứu, xem xét, học tập và nhân rộng.

Biểu 3.12: Phân tích doanh thu của các trang trại

TT Doanh thu của trang trại Số lƣợng

(trang trại) Cơ cấu (%) 1 Từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng 10 76,93 2 Từ 2 tỷ đến 3 tỷ đồng 1 7,69 3 Trên 3 tỷ đồng 2 15,38 Tổng 13 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra

Doanh thu của các trang trại trên địa bàn huyện phần lớn chỉ khoảng từ 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì các trang trại trên địa bàn huyện có quy mô tương đối nhỏ. Từ năm 2000 đến nay, so với các huyện khác như Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên … thì số trang trại của huyện Phú Lương cũng luôn ít hơn và quy mô của các trang trại cũng thường là nhỏ hơn. (Năm 2001, thành phố Thái Nguyên có 110 trang trại, huyện Đồng Hỷ có 62 trang trại, huyện Đại Từ có 66 trang trại; Năm 2010, thành phố Thái Nguyên có 179 trang trại, huyện Đồng Hỷ có 88 trang trại, huyện Đại Từ có 74 trang trại, huyện Phú Bình có 281 trang trại, huyện Phổ Yên có 87 trang trại) [2]. Đến năm 2011, khi có tiêu chí mới về xác định kinh tế trang trại thì mức để xác định công nhận là kinh tế trang trại ngày càng cao lên, dẫn đến các trang trại của huyện Phú Lương với quy mô nhỏ từ trước thì ngày càng khó khăn trong việc đủ tiêu chí để xác định thành trang trại, điều này đã đặt ra một bài toán đối với các nhà quản lý, lãnh đạo của huyện Phú Lương. Trong thời gian tới, mong rằng các nhà quản lý cũng như lãnh đạo của huyện Phú Lương cần quan tâm sâu sát hơn nữa, có những chỉ đạo mang tính đột phá để kinh tế

58

trang trại có thể phát triển được đúng với lộ trình và từ phát triển kinh tế trang trại có thể tạo tiền đề phát triển kinh tế chung của cả huyện.

Biểu 3.13: Phân tích lợi nhuận của các trang trại

TT Lợi nhuận của trang trại Số lƣợng

(trang trại) Cơ cấu (%) 1 Từ 0 triệu đến 100 triệu 5 38,47 2 Từ 100 triệu đến 200 triệu 5 38,47 3 Từ 200 triệu đến 300 triệu 1 7,69 4 Trên 300 triệu 2 15,38 Tổng 13 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua biểu số liệu, có thể thấy vẫn còn có 5 trang trại có lợi nhuận dưới 100 triệu/năm (cụ thể: bình quân lợi nhuận của 5 trang trại này là: 68.000.000 đồng/năm và tất cả đều là chăn nuôi lợn), nếu lấy số lợi nhuận này chia cho số lao động bình quân của 1 trang trại (4,33 lao động/trang trại) thì mỗi lao động của trang trại sẽ có lợi nhuận khoảng: 15,7 triệu đồng/người/năm, tức là mỗi người thu nhập bình quân khoảng hơn 1,3 triệu đồng. Với thu nhập bình quân như vậy thì có thể nói một vài các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện nên tìm ra một hướng mới để có thể cải thiện hiệu quả cho trang trại mình.

59

3.2.8. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

Biểu 3.14: Hiệu quả sản xuất của các trang trại

TT Chỉ tiêu Đơnvị tính Bình quân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)