IV Hiệu quả sử dụng lao động
4.2.7. Tăng cường công tác cán bộ chuyên quản
Kinh tế trang trại đã và đang mở ra nhiều triển vọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, xong trên thực tế kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương chưa có con người cụ thể để theo dõi, giúp đỡ tạo điều kiện cho nó phát triển, đặc biệt là công tác tham mưu, đề xuất với cấp chính quyền để có cơ chế, chính sách cho thích hợp cũng như tháo gỡ những khó khăn cho các chủ trang trại. Do vậy nếu huyện có thể bố trí cán bộ chuyên môn làm công tác theo dõi kinh tế trang trại, chuyên thống kê, bám sát thực tế các trang trại thì kinh tế trang trại của huyện mới thực sự phát triển theo đúng hướng. Có như vậy thì mới có thể tránh được tình trạng số liệu giữa báo cáo về Tỉnh không trùng khớp với số liệu lưu tại Huyện. Phải có cán bộ chuyên trách bám sát trang trại thì mới tránh được tình trạng cấp giấy phép trang trại sai đối tượng, đối tượng đủ tiêu chí để cấp giấy chứng nhận thì không được cấp mà lại đi cấp cho đối tượng
73
không đủ tiêu chí, để những đối tượng này lợi dụng giấy chứng nhận trang trại đó đi vay tiền với mục đích khác mục đích phát triển kinh tế trang trại. Khi có cán bộ chuyên trách thì nếu có chủ trương hay chính sách gì mới liên quan tới kinh tế trang trại, các trang trại sẽ được thông tin một cách kịp thời và đầy đủ, tránh được tình trạng chủ trang trại sau khi được cấp xong giấy chứng nhận đạt kinh tế trang trại thì chẳng biết dùng vào việc gì, cũng chẳng biết là có lợi gì hơn so với lúc chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước đã ban hành một số chủ trương và chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, xong cũng có lúc có nơi một số chính sách chưa phát huy được tác dụng mà nó còn chồng chéo gây nhũng nhiễu khó khăn cho các trang trại: ví dụ như vấn đề cấp phát giấy chứng nhận về vệ sinh môi trường, hay vấn đề kiểm dịch cho đàn gia súc, gia cầm hay vấn đề bình đẳng giữa các trang trại với nhau trong tiêu thụ sản phẩm. Do vậy đề nghị UBND huyện tiếp tục cải cách hành chính một cách triệt để để các chính sách của Đảng và Nhà nước khi đến các trang trại được tiến hành một cách đồng bộ và tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp các trang trại phát triển.
Phát triển kinh tế trang trại thì vấn đề vốn là vấn đề đầu tiên đối với các chủ trang trại, xong qua khảo sát ở các cơ sở thì bước vào làm kinh tế trang trại thì tài sản cố định chỉ có quyển sổ đỏ và khi mang đi thế chấp thì ngân hàng chỉ cho vay nhiều là 50 triệu đồng, với 50 triệu đồng hiện nay thì các trang trại thấy hết sức khó khăn chưa kể thời gian chờ đợi lâu, chu kỳ vay lại ngắn, lãi suất lại không được ưu đãi nên nhiểu trang trại không mặn mà với nguồn vay này. Do vậy đề nghị chính quyền địa phương nên có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các trang trại, tăng số lượng tiền cho vay từ 50 triệu lên 200 triệu - 500 triệu đồng với thời gian vay ít nhất là 2 năm.
74
Đối với đầu vào đặc biệt là thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y thì giá cả trôi nổi không ổn định, chất lượng lại không được kiểm duyệt chặt chẽ đã gây ra cho các trang trại không ít các khó khăn. Vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa vấn đề giá cả cũng như chất lượng sản phẩm nhằm giúp các trang trại yên tâm sản xuất.
Đối với đầu ra của sản phẩm thì các trang trại chủ yếu thông qua tư thương dẫn tới các sản phẩm hay bị ép giá, gây thiệt hại không chỉ cho người sản xuất mà cả người tiêu dùng. Không những vậy, với việc sản xuất sản phẩm không có định hướng lâu dài - sản xuất theo phong trào sẽ gây ra tình trạng lúc thừa lúc thiếu. Do vậy đề nghị nhà nước hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước hay các tập đoàn cổ phần để có thể có kế hoạch dài hơi cho sản phẩm cũng như có thể bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các trang trại.
Nhà nước tạo điều kiện cho các chủ trang trại thường xuyên được giao lưu, mở rộng quan hệ nhằm giúp nhau về kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm sản xuất cũng như tìm đầu ra, đầu vào được thuận lợi. Mặt khác qua các buổi giao lưu các tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của các trang trại sẽ được tập hợp và đề xuất lên để từ đó các chủ trương và chính sách sẽ gần, sát và thực tế hơn.