Đánh giá giả thuyết

Một phần của tài liệu Tài liệu thực hành đo lường sự kết hợp giữa nguy cơ và bệnh (Trang 84 - 85)

- Thời gian tối đa cuộc thảo luận không quá 120 phút

8. Đánh giá giả thuyết

Việc đánh gía độ tin cậy của giả thuyết có thể bằng 2 cách: hoặc so sánh giữa giả thuyết với tình trạng có thực hoặc cách sử dụng ph-ơng pháp dịch tễ học phân tích để đo mối liên quan và đánh giá vai trò của ngẫu nhiên.

Điều tra viên nên dùng cách thứ nhất nếu có các bằng chứng về lâm sàng, xét nghiệm, môi tr-ờng, dịch tễ đã rất rõ ràng có thể hỗ trợ cho giả thuyết mà không cần phải thử lại giả thuyết. Tuy nhiên, có nhiều tr-ờng hợp sự việc không đ-ợc rõ ràng thì cần phải dùng dịch tễ học phân tích để kiểm tra lại giả thuyết. Điều quan trọng của dịch tễ học phân

phơi nhiễm và bệnh, và kiểm tra giả thuyết về những mối quan hệ nhân quả. Có thể sử dụng những nhóm so sánh trong 2 loại nghiên cứu: nghiên cứu thuần tập và nghiên cứu bệnh -

chứng.

8.1. Nghiên cứu thuần tập: Đây là ph-ơng pháp tốt nhất đối với những vụ dịch nhỏ đã

đ-ợc xác định rõ ràng. Ví dụ: Có thể áp dụng nghiên cứu thuần tập đối với vụ dịch đ-ờng tiêu hoá xảy ra trong tiệc c-ới. Điều tra viên không chỉ xác định bệnh mà còn phải điều tra những ng-ời dự tiệc dùng thức ăn gì để từ đó tính tỉ lệ tấn công (attack rate) ở nhóm ng-ời dùng thức ăn đó và tỉ lệ tấn công ở nhóm ng-ời không dùng thức ăn đó. Có thể tính tỉ số của các tỉ lệ tấn công này (đ-ợc gọi là nguy cơ t-ơng đối: relative risk). Đó là cách đo mối liên quan giữa tiếp xúc và bệnh. Cuối cùng tính 2 để xác định độ tin cậy của mối liên quan này.

8.2. Nghiên cứu bệnh chứng: Trong những vụ dịch mà quần thể dân c- không đ-ợc xác

định rõ ràng thì không thể nghiên cứu thuần tập đ-ợc. Tuy nhiên, điều tra viên đã chẩn đoán xác định bệnh trong điều tra dịch bởi vậy dùng ph-ơng pháp nghiên cứu bệnh - chứng th-ờng đ-ợc dùng nhiều hơn ph-ơng pháp nghiên cứu thuần tập. Ph-ơng pháp nghiên cứu này dùng để điều tra sự phơi nhiễm ở cả những ng-ời mắc bệnh và không mắc bệnh. Sau đó tính tỉ suất chênh lệch (odds ratio) để đo mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh. Cuối cùng tính 2 để xác định độ tin cậy của mối liên quan này.

Cách chọn đối chứng: Nhóm ng-ời đối chứng phải là nhóm ng-ời không mắc bệnh

đang nghiên cứu và đại diện cho quần thể dân c- có ca bệnh xảy ra. Nói một cách khác, nhóm đối chứng phải t-ơng tự nh- nhóm mắc bệnh về tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý.v.v… nh-ng không bị mắc bệnh. Nếu sự phơi nhiễm ở nhóm bệnh cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng thì có thể xác định có mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh. Th-ờng nhóm đối chứng đ-ợc chọn là những ng-ời hàng xóm của bệnh nhân, hoặc bệnh nhân trong bệnh viện nh-ng không bị mắc bệnh đang nghiên cứu hoặc bạn bè của bệnh nhân. Nói chung, càng có nhiều đối t-ợng nghiên cứu (nhóm bệnh và nhóm chứng) thì càng dễ dàng tìm thấy mối liên quan. Tuy vậy, số ca bệnh đ-ợc điều tra th-ờng bị giới hạn bởi quy mô của vụ dịch. Nếu vụ dịch lớn thì 1 ca bệnh chọn 1 đối chứng là đủ. Nh-ng nếu vụ dịch nhỏ thì 1 ca bệnh có thể chọn 2, 3, hoặc 4 đối chứng.

Một phần của tài liệu Tài liệu thực hành đo lường sự kết hợp giữa nguy cơ và bệnh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)