Giai đoạn 1986 đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới cơ chế quản lý, tinh giảm và nâng cao hiệu lực quản lý bộ máy Nhà nước, ngày 16/2/1987 Hội đồng Nhà nước đã ra Quyết định số 782/HĐNN hợp nhất hai Bộ là Bộ Lao động và Bộ thương binh - xã hội thành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Từ thời gian đó tới nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nhiều lần xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu cho Chính phủ thực hiện chức năng quản lý đối với người có cơng, thực hiện chức năng quản lý theo ngành, tổ chức tốt chính sách người có cơng. Ở địa phương, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật về ưu đãi ở nước ta. Trong vấn đề ưu đãi đối với người có cơng, hệ thống pháp luật đã có những thay đổi rất quan trọng để phù hợp với tình hình kinh
tế- xã hội của thời kỳ đổi mới. Nhà nước đã đề ra nhiều văn bản luật pháp ưu đãi xã hội đối với người có cơng, trong đó nổi bật nhất là việc ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh...và Pháp lệnh quy định danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được Chủ tịch nước công bố ngày 10 tháng 9 năm 1994. Đây là hai văn bản pháp luật nhằm thể chế hố Hiến pháp nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có cơng. Hướng dẫn thực hiện hai pháp lệnh này là các nghị định, thông tư... tạo thành hệ thống pháp luật về ưu đãi người có cơng. Năm 1998 và năm 2000 Pháp lệnh ưu đãi người có cơng (1994) lại được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới và q trình cải cách hành chính. Điều đó chứng tỏ rằng Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến người có cơng, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển kinh tế của đất nước. Để thực hiện hai Pháp lênh trên cơ quan hành chính với tư cách là cơ quan hành pháp đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết và tổ chức thực hiện đưa pháp luật vào đời sống xã hội.
Từ trước tới nay, pháp luật về ưu đãi người có cơng được quy định vào khoảng trên 100 văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước, dưới các dạng nghị định, quyết định, thông tư... Với khối lượng văn bản lớn như vậy nên không tránh khỏi sự trùng lặp, tản mạn và mâu thuẫn lấn nhau...