Những định hướng chung

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 74 - 77)

3. Bình Thuận 41 15 800 000 4.Cà Mau3350 269 000 000đ

3.1.Những định hướng chung

Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như việc xây dựng CNXH và bảo vệ biên cương của Tổ quốc hiện nay nhằm duy trì thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng nước của dân tộc đã và tiếp tục cịn có những người con của dân tộc hiến dâng tính mạng, xương máu, sức lực và tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Bởi vậy Tổ quốc và nhân dân đời đời nghi nhớ công lao to lớn về sự hy sinh ấy đồng thời phải có chính sách, pháp luật thỏa đáng để khơng chỉ ghi nhận công lao to lớn về sự hy sinh mà cịn phải bù đắp xứng đáng thơng qua việc ưu đãi của Nhà nước và của nhân dân. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII trình đại hội đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ IX đã xác định “thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có cơng với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh và cha mẹ, vợ con liệt sỹ, gia đình chính sách”. Với định hướng của Đảng nêu trên trong

nhiệm vụ chính trị dựa trên sự phát triển nền kinh tế – xã hội. Chính sách, pháp luật ưu đãi người có cơng phải thể chế hóa định hướng của Đảng và hướng tới mục tiêu nghi nhận cơng lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của những người có cơng, tạo mọi khả năng, điều kiện đền đáp phần nào về đời sống vật chất và tinh thần đối với người có cơng sao cho đời sông vật chất và tinh thần của họ khơng được thấp hơn mức chung bình của cộng đồng.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật người có cơng cần phải:

1. Kiện toàn tổ chức bộ máy chuyên trách:

- Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gắn liền với việc trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện chức năng này, giữa các cơ quan thực hiện; thống nhất kế hoạch thực hiện giữa các địa phương trong q trình thực hiện. Rà sốt lại và sắp xếp những người có năng lực vào giải quyết cơng việc.

- Đổi mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào cơng tác quản lý Nhà nước với người có cơng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

- Nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ, công chức thông qua nâng cao chất lượng đầu vào, đào tạo nghiệp vụ, đặc biệt là các cán bộ đầu ngành; nâng cao khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người có cơng với cách mạng.

- Cải cách, đổi mới thủ tục hành chính trong thực hiện pháp luật đối với người có cơng với cách mạng.

2. Nâng cao năng lực hoạt động trên các mặt:

- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách. Trong đó cần tìm hiểu, đánh giá tính sát thực, tính đúng đắn của chính sách trong quan hệ thực tiễn, nhằm phát hiện những chỗ thiếu, chỗ lạc hậu trong chính sách, pháp luật để kịp thời có các biện pháp khắc phục. Hồn thiện pháp luật về đối tượng người có cơng và gia đình người có cơng cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt, các cơ quan hành chính cần nghiên cứu, hồn thiện pháp luật về người và gia đình người có cơng với nước, trong đó quy định những vấn đề cơ bản như: các

nguyên tắc chung, các khái niệm cơ bản và nội dung trong chính sách của Nhà nước đối với người có cơng với cách mạng; quyền lợi của người có cơng với nước; trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước, xã hội đối với người có cơng với đất nước; chế độ khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cơng dân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người và gia đình có cơng với đất nước; xử lý vi phạm chính sách ưu đãi đối với người và gia đình có cơng với đất nước,...

- Tổ chức thực thi chính sách đối với người có cơng với cách mạng một cách có chiều sâu.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng.

3. Hồn thiện hệ thống chính sách đảm bảo chế độ ưu đãi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

Chính sách ưu đãi người có cơng vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính trị – xã hội. Tuy nhiên, cần có nhận thức hồn thiện hệ thống chính sách đảm bảo chế độ phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Đặc điểm có tính chất quy luật cơ bản là giữa các chính sách và sự phát triển kinh tế xã hội có biện chứng với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Việc nâng cao đời sống của dân cư nói chung và đời sống của các đối tượng nói riêng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Hoặc nói theo cách khác phát triển kinh tế là cơ sở, điều kiện vật chất để hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có cơng. Trước đây trong thời kỳ chiến tranh mặc dù Nhà nước đã có những cố gắng nhưng trong điều kiện kinh tế còn

chế quản lý, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá ổn định, chúng ta đã có điều kiện để chăm lo, nâng cao đời sống của những người có cơng lao đối với đất nước và thực tế cho thấy thực hiện tốt chính sách người có cơng có tác dụng tích cực, thúc đẩy thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, tạo cho đối tượng yên tâm, tin tưởng vào Nhà nước, xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên, một vấn đề mà cơ quan hành chính Nhà nước phải nhận thức rằng, trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung thệ thống chính sách của mình đối với người có cơng với cách mạng khơng thể thốt ly khả năng kinh tế, nếu với khả năng nền kinh tế hạn chế mà muốn thực hiện những mục tiêu vượt khả năng sẽ dẫn tới tình trạng duy ý chí, khơng thực hiện được.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc người có cơng với cách mạng, trong đó cơ quan hành chính Nhà nước đóng vai trị trung tâm.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 74 - 77)