Thực trạng năng lực ban hành văn bản ưu đãi người có cơng của cơ quan hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 47 - 52)

của cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

2.3.1. Thực trạng năng lực ban hành văn bản ưu đãi người có cơngcủa cơ quan hành chính Nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước

Hơn 10 năm qua, kể từ khi có Hiến pháp năm 1992, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp pháp luật. Thường xuyên sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật cũ và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới, đặc biệt là những văn bản quy định về xác nhận, quản lý đối tượng, quản lý hồ sơ, chi trả trợ cấp.

Sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành các pháp lệnh là:

Pháp lệnh ban hành ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng;

Pháp lệnh ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2000 sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng;

Pháp lệnh ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2002 sửa đổi Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng;

Pháp lệnh số 26/2005/PL- UBTVQH ngày 29/6/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng thay thế Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng ngày 29 tháng 8 năm 1994; Pháp lệnh ngày 14 tháng 2 năm 2000 sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng; Pháp lệnh ngày 04 tháng 10 năm 2002 sửa đổi Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng;

Các cơ quan hành chính Nhà nước với tư cách là cơ quan hành pháp khơng ngừng hồn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hố và tổ chức thực hiện. Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiến hành rà soát các quy định về hồ sơ, thủ tục, trình tự thẩm quyền xác nhận và giải quyết chế độ đối với người có cơng và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là giải quyết những vấn đề tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, phân cấp rõ ràng để các địa phương, chủ động xem xét, vận dụng tiến hành thanh kiểm tra việc thực hiện, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật.

Để cụ thể chính sách các cơ quan hành chính Nhà nước đã ban hành một số các bản hướng dẫn và quy định chi tiết sau:

a. Văn bản do Chính phủ ban hành:

- Nghị định số 176/NĐ- CP ngày 20/10/1994 về việc thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Nghị định số 147/2005/NĐ - CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có cơng với cách mạng;

- Nghị định số 32/2007/NĐ - CP năm 2007 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có cơng với cách mạng;

- Nghị định số 54/2006/NĐ- CP ngày 26/5/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng;

- Nghị định số 210/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 20 tháng 12 năm 2004 quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng.

b. Văn bản do Thủ tướng ban hành

- Quyết định số 120/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 7 năm 2004 về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

- Quyết định số 290/2005/QĐ - TTg ngày 8/11/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về chế độ đối với một số đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước chưa được hưởng chính sách của Đảng và nhà nước.

c. Các văn bản do Bộ ban hành:

- Thông tư 33/2005/TT- LĐTBXH ngày 09/12/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 147/2005/NĐ - CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có cơng với cách mạng;

- Thông tư liên tịch số 17/2005/TTLT -BLĐTBXH-BTC ngày 09/5/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ điều dưỡng đối với người có cơng với cách mạng;

- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng;

- Thơng tư số 10/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngồi ra, cịn một số văn bản liên quan khác như hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, giáo dục và đào tạo, các luật thuế...

Tóm lại, việc thể chế hố pháp luật ưu đãi người có cơng của cơ quan hành chính Nhà nước là tương đối đầy đủ và kịp thời, một phần khắc phục

được tình trạng thiếu thống nhất, tản mạn, văn bản ban hành hướng dẫn không kịp thời.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc ban hành các văn bản quy định cụ thể và hướng dẫn để đưa pháp luật ưu đãi người có cơng vào đời sống xã hội, cịn một số các hạn chế: văn bản còn mâu thuẫn, thủ tục hành chính cịn rườm rà..., ví dụ:

- Tại điểm 4, mục III, Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng quy định việc đối tượng đã xét theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nay phải bổ sung thêm hồ sơ theo Thông tư này. Như vậy, Thông tư của Bộ đã xét lại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Tại khoản 6, điều 3, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 quy định về việc thương binh từ 21- 28% chết do vết thương tái phát tại bệnh viện tỉnh mới được xét là liệt sỹ. Như vậy, đối với những đối tượng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa và những trường hợp khơng có điều kiện chuyển kịp lên bệnh viện tỉnh thì khơng được xét cơng nhận là liệt sỹ.

- Theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với một số đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước chưa được hưởng chính sách của Đảng và nhà nước thì đối tượng được hưởng (trừ dân quân tập trung) phải là những người chiến đấu ở chiến trường B, C, K và phải chưa được hưởng chế độ, kể cả chế độ phục viên, xuất ngũ. Quy định như vậy thì cả những người bỏ ngũ, đảo ngũ về quê cũng được hưởng, còn những người đã chiến đấu ở các chiến trường B, C, K về quê với chế độ phục

viên, xuất ngũ, nay đã hết tuổi lao động, khơng có nguồn thu nhập thì lại khơng được hưởng, trong khi đời sống của họ rất khó khăn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w