Khái quát quá trình ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng ở nước ta từ năm 1945 tới nay

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 26 - 30)

đãi người có cơng với cách mạng ở nước ta từ năm 1945 tới nay

Chính sách người có cơng là một vấn đề rộng lớn, mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Trên cơ sở chính sách người có cơng được ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách đó thơng qua các hoạt động cụ thể: thể chế nội dung chính sách thành các quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn... và tổ chức hoạt động thực hiện trong đời sống xã hội. Vì thế, pháp luật ưu đãi người có cơng là sự thể chế hố chủ trương của Đảng thành chính sách người có cơng trong đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có cơng trên các lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội...

2.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954

Sự hình thành và phát triển của pháp luật ưu đãi người có cơng và tổ chức thực hiện ở nước ta luôn gắn với các chặng đường của cách mạng. Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 16/2/1947 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký Sắc lệnh số 20/SL (sau đó được sửa đổi, bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948) quy định về “hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sỹ”, trong đó có quy định về tiêu chuẩn xác nhận là thương binh, tử sỹ và các chế độ ưu đãi đối với họ và thân nhân. Có thể coi đây là văn bản pháp luật về ưu đãi người có cơng đầu tiên ở nước ta. Sau khi hồ bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, hàng loạt các văn bản pháp luật về ưu

đãi người có cơng được ban hành như: Nghị định số 18/NĐ và số 19/NĐ ngày 17 /11/1954 của Liên Bộ Thương binh – Y tế – Quốc phịng – Tài chính; Điều lệ về ưu đãi thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật; Điều lệ ưu đãi bệnh binh; Điều lệ ưu đãi gia đình liệt sỹ ban hành kèm theo Nghị định 980/TTg ngày 27/7/1956... Với hàng loạt các văn bản này, phạm vi các đối tượng là người có cơng ngày càng được mở rộng và các tiêu chuẩn, chế độ đối với họ cũng được quy định chặt chẽ với nhiều nội dung ưu đãi hơn như: quy định về tiền tuất một lần và trợ cấp khó khăn cho gia đình liệt sỹ; quy định về cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ, xây dựng nghĩa trang; quy định về ưu đãi việc làm, khám chữa bệnh, cung cấp phương tiện chuyên dùng, miễn, giảm vé tàu xe, xem văn cơng, chiếu bóng; quy định về hồ sơ thương binh, liệt sỹ và tổ chức bộ máy Bộ Thương binh – Cựu binh. Đặc biệt, chế độ hưu bổng thương tật theo Sắc lệnh 20/SL đã được thay thế bằng chế độ phụ cấp thương tật sáu hạng; khái niệm tử sỹ được thay thế bằng liệt sỹ; Bằng Tổ quốc ghi cơng do Thủ tướng Chính phủ cấp thay cho Bộ Thương binh, Cựu binh và Quốc phòng trước đây.

Trong thời kỳ này, ở Trung ương cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất là Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý chung và để thực hiện pháp luật ưu đãi theo quyết định của Chính phủ ngày 19/7/1947, Bộ Thương binh – Cựu binh được thành lập, trước đó thì cơng tác Thương binh, liệt sỹ được giao cho Cục Chính trị, Bộ Quốc phịng. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ quy định tại Sắc lệnh số 613/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Ở địa phương có các Ủy ban hành chính Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý cơng tác hành chính ở địa phương, thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương mình sau khi được chuẩn y; thi hành các mệnh lệnh của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên;

Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến tháng 4/1975) hết sức gian khổ nhưng các chế độ ưu đãi với người có cơng vẫn được quan tâm. Điều đó được thể hiện trong hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này như: Nghị định 14/CP ngày 2/2/1962; Nghị định số 161/CP ngày 30/7/1964 về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, dân quân du kích; Chỉ thị số 71/TTg ngày 21/6/1965 về chế độ đối với thanh niên xung phong; Nghị định số 77/CP ngày 26/4/1966 về chế độ dân công thời chiến; Quyết định số 84/CP ngày 4/5/1966 về chế độ đối với lực lượng vận tải nhân dân; Nghị định số 111/CP ngày 20/7/1967 về chế độ đối với công nhân viên chức, cán bộ giữ chức vụ chủ chốt của xã, dân công phục vụ các chiến trường quan trọng; Nghị định số 111/CP ngày 28/6/1973 về chế độ đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phịng khơng...

Theo các văn bản này, chế độ trợ cấp thương tật đã bao gồm tám hạng đối với quân nhân, quân nhân dự bị, quân nhân tự vệ và công nhân viên chức bị thương trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ và được chia làm 2 loại: loại A (bị thương vì chiến đấu với địch, anh dũng làm nhiệm vụ xứng đáng nêu gương cho chiến sỹ học tập) và loại B (bị thương trong luyện tập quân sự, trong công tác, học tập, lao động, xây dựng, sản xuất). Thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, lực lượng vận tải, cán bộ chủ chốt xã...cũng được bổ sung vào đối tượng được xác nhận là thương binh; các cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận thương binh vào làm việc theo tỷ lệ 5% biên chế của mình... Có thể nói, pháp luật về ưu đãi người có cơng thời kỳ này đã góp phần to lớn để ổn định hậu phương, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong thời kỳ từ năm 1954, sau khi hồ bình được lập lại tại miền Bắc. Theo Hiến pháp mới, Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất thực hiện chức năng quản lý chung, Bộ Thương binh - Cựu binh

chuyển từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, chức năng của Bộ có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Tháng 4/1959, Bộ Thương binh – Cựu binh giải thể, tồn bộ cơng tác Thương binh, liệt sỹ được chuyển giao cho Bộ Nội Vụ phụ trách. Ngày 20/3/1965, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 36/CP thành lập Vụ số 8 trực thuộc Bộ Nội Vụ để thống nhất quản lý chính sách, chế độ đối với gia đình những cán bộ đi “ công tác đặc biệt”; Quản lý mồ mả, hồ sơ, di sản của công nhân viên chức và đồng bào miền Nam ra Bắc. Ở địa phương có các Ủy ban hành chính Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý cơng tác hành chính ở địa phương, chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình và nghị quyết, mệnh lệnh của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

2.1.3. Giai đoạn 1975 - 1985

Sau khi hồ bình lập lại trên cả nước, Hội đồng Chính phủ đổi tên là Hội đồng Bộ trưởng, với chức năng quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hơi, an ninh quốc phịng và đối ngoại của Nhà nước. Quốc hội khoá V năm 1975 ra văn bản số 160/QH – HC thành lập Bộ Thương binh và Xã hội trên cơ sở bộ phận làm công tác Thương binh liệt sỹ của Bộ Nội Vụ cũ; sau đó một số đơn vị được thành lập như Cục quản lý Thương binh, Vụ phục hồi chức năng cho thương binh…, củng cố và phát triển bộ máy thuộc ngành. Ở địa phương, ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Hội đồng Bộ trưởng.

Trong thời kỳ này, Nhà nước ta càng có điều kiện để thể chế hóa các chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với người có cơng. Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành ở thời gian này tập trung vào việc xác nhận thương binh, liệt sỹ

và sửa đổi các chế độ ưu đãi cho phù hợp. Bên cạnh việc thực hiện tiếp các quy định đã ban hành, một số đối tượng mới được bổ sung vào diện hưởng ưu đãi như người có công giúp đỡ cách mạng (Quyết định số 208/CP ngày 20/7/1977), bệnh binh (Quyết định số 78/CP ngày 13/4/1978); cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8/1945. Quyết định số 301/CP ngày 20/9/1980 cũng bổ sung về tiêu chuẩn xác nhận thương binh, liệt sỹ và chế độ đối với họ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Đặc biệt, Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 đã góp phần xóa bỏ tính tản mạn của các văn bản ưu đãi người có cơng bằng cách thống nhất một số chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, thống nhất trợ cấp thương tật và cách xếp hạng... Chế độ ưu đãi trong thời kỳ này đã bước đầu cân đối với chế độ tiền lương của công nhân, viên chức lao động.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 26 - 30)