Thực trạng năng lực nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 68 - 71)

3. Bình Thuận 41 15 800 000 4.Cà Mau3350 269 000 000đ

2.3.5.Thực trạng năng lực nguồn nhân lực

Nhân lực là vấn đề cốt yếu, để xây dựng được một nền hành chính thống nhất, năng động, có hiệu quả, cần có đội ngũ cơng chức hành chính có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức trong sạch, tận tụy với cơng việc. Trong lĩnh vực cơng tác người có cơng với cách mạng, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này hiện nay có những đặc điểm sau:

- Chủ yếu cán bộ, cơng chức làm trong lĩnh vực này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau (từ quân đội, thanh niên xung phong, đồn thể, học từ ngành khác...), khơng được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng chuyên môn, họ giải quyết công việc chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm trong q trình cơng tác dẫn tới năng lực giải quyết cơng việc cịn hạn chế. Đặc biệt là ở các địa phương.

- Hàng năm, mặc dù Nhà nước đã dành những khoản kinh phí đáng kể để bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước nhưng vẫn mang tính đáp ứng cơng việc, mang tính thụ động, dẫn tới hiện nay trong lĩnh vực này đang thiếu cán bộ, công chức hàng đầu trong hoạch định chính sách.

- Trình độ của cán bộ, cơng chức của cấp địa phương còn hạn chế. Theo khảo sát mới nhất của bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ở 36/64 tỉnh thành thì trình độ của cán bộ, cơng chức 3 cấp như sau:

+ Cấp tỉnh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): Trình độ đào tạo so với đạt chuẩn:

Chuyên môn (Cao đẳng, đại học): Thành phố trực thuộc Trung ương là 79%, đồng bằng, trung du 68%, miền núi 63%.

Quản lý nhà nước: Thành phố trực thuộc Trung ương là 72,3%, đồng bằng, trung du 47,7%, miền núi 46,7%.

Ngoại ngữ (Trình độ B): Thành phố trực thuộc Trung ương là 29,3%, đồng bằng, trung du 24,1%, miền núi 20,4%.

Tin học (Trình độ B): Thành phố trực thuộc Trung ương là 75,6%, đồng bằng, trung du 61,1%, miền núi 51,4%.

+ Cấp huyện (Phòng Thương binh và Xã hội): Trình độ đào tạo so với đạt chuẩn:

Chun mơn (Cao đẳng trở lên): cấp huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã là 72,8%, đồng bằng, trung du 73,6%, miền núi 74,6%.

Quản lý Nhà nước: cấp huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thộc tỉnh, thị xã là 65,9%, đồng bằng, trung du 75%, miền núi 43%.

Ngoại ngữ (Trình độ A): cấp huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã là 49,7%, đồng bằng, trung du 39,2%, miền núi 21,2%.

Tin học (Trình độ B): cấp huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thộc tỉnh, thị xã là 46,6%, đồng bằng, trung du 51,6%, miền núi 37,1%.

+ Cấp xã:

Chuyên môn (trung cấp trở lên): cấp xã trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương 43,5 (trong đó đúng chun mơn 24%); các xã thuộc các tỉnh đồng bằng, trung du 21,5% (trong 21,5% đó đúng chun mơn 30%); miền núi 58% (trong 58% đó đúng chun mơn 33%).

Quản lý Nhà nước: cấp xã trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là 60,4%; các xã thuộc các tỉnh đồng bằng, trung du 66,7%; miền núi 24,8%.

Tin học (có khả năng sử dụng máy tính văn phịng vào giải quyết cơng việc): cấp xã trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là 21,1%; các xã thuộc các tỉnh đồng bằng, trung du 16,2%.

Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy trình độ chuẩn của cán bộ, cơng chức làm cơng tác người có cơng tuy đã đạt trình độ nhất định nhưng cịn thấp và điều đáng chú ý là phần lớn không được trang bị kiến thức chuyên ngành, điều này ảnh hưởng rất lớn tới năng lực giải quyết công việc hàng ngày, nhất là lĩnh vực công tác này nhiều nhạy cảm.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 68 - 71)