Thực trạng thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 61 - 64)

người có cơng với cách mạng

Bất kỳ một hoạt động quản lý nào cũng có nội dung thanh tra, kiểm tra như một khâu không thể thiếu được trong hợp thành quá trình quản lý. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục đích của thanh tra, kiểm tra là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của tổ chức và cá nhân. Cho nên, Nhà nước không những ban hành pháp luật ưu đãi người có cơng mà cịn tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nó.

Theo tổng kết của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 10 năm qua, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đã tổ chức thanh tra việc thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng ở hầu hết các tỉnh, thành phố, gần 300 xã,

phường, trên 100 huyện, thị; kiểm tra hơn 20 000 hồ sơ; tiếp xúc hàng nghìn đối tượng; đã phát hiện hơn 13 000 trường hợp hưởng không đúng quy định gây thiệt hại cho ngân sách hành chục tỷ đồng, đã thu hồi và kiến nghị thu hồi hàng tỷ đồng. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương đã phân loại mức độ, tính chất, nguyên nhân sai phạm để xử lý và kiến nghị sử lý, kể cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật để truy tố các cá nhân vi phạm pháp luật.

2.3.3.1. Cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật người có cơng

Hiện nay, cơ quan chuyên trách thực hiện công tác thanh tra pháp luật người có cơng với cách mạng:

Trung ương là Vụ thanh tra trực thuộc Bộ Lao đông-Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chính sách người có cơng trên phạm vi tồn quốc.

Địa phương là thanh tra chính sách Lao động – xã hội trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chính sách người có cơng trên phạm vi của tỉnh.

2.3.3.2. Số lượng thanh tra viên thực hiện thanh tra pháp luật ưu đãi người có cơng hiện nay.

Số lượng thanh tra viên tính tới năm 2006:

Bảng 2.4. Số lượng thanh tra viên thanh tra chính sách người có cơng Thanh tra Trung

ương 34 cán bộ

Thanh tra các tỉnh 275 cán bộ

Như vậy, tổng số cán bộ thanh tra ở Trung ương và các tỉnh còn thiếu nhiều so với thực tế: Thanh tra toàn ngành chỉ có 309 người, mỗi tỉnh bình qn 4 thanh tra viên (tỉnh nhiều nhất 13, thấp nhất 2 thanh tra viên).

2.3.3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động thanh tra.

Năm 2006 thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tiến hành ở sáu tỉnh, thành phố; thanh tra các Sở đã tiến hành 576 cuộc thanh tra về chính sách người có cơng, gấp 2,76 lần so với năm 2005, thu hồi số tiền hưởng sai là 1,3 tỷ đồng. Các cuộc thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất đã có các kết luận kịp thời nhằm kiến nghị các đơn vị thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng. Phát hiện kịp thời và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được duy trì thường xuyên, kịp thời theo dõi được công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành. Nhiều vụ khiếu nại phức tạp, kéo dài được giải quyết dứt điểm.

Tuy nhiên, số lượng các cuộc thanh tra hàng năm của cả cấp Trung ương và tỉnh cịn q ít. Số lượng các cuộc thanh tra giữa các tỉnh khơng đồng đều, có nhiều tỉnh trong một năm khơng tiến hành cuộc thanh tra nào ví dụ như các tỉnh Lai Châu, Đà Nẵng, Lào Cai... trong khi đó có tỉnh thanh tra tới 40 đơn vị điều này thể hiện sự không nhất quán trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nhiều tỉnh còn phát hiện nhiều đối tượng hưởng sai.

Một số tỉnh điển hình:

Bảng 2.5. Thống kê thanh tra một số tỉnh năm 2005

STT Tỉnh Số đơn vị được thanh tra Số cán bộ làm sai Số đối tượng hưởng sai Số tiền cắt, thu hồi trợ cấp Ghi chú 1. Bạc Liêu 6 0 5 21 000 000 đ 2. Bến Tre 12 19 95 57 680 000đ

3. Bình Thuận 4 1 1 5 800 0004. Cà Mau 3 3 50 269 000 000đ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 61 - 64)