Thực trạng năng lực tổ chức thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng của cơ quan hành chính Nhà nước.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 52 - 61)

có cơng của cơ quan hành chính Nhà nước.

2.3.2.1. Thực trạng cơ chế quản lý kinh phí

Hàng năm Nhà nước dành kinh phí đáng kể để thực hiện chi trả chế độ trợ cấp người có cơng với cách mạng và khơng ngừng tăng theo hàng năm. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người có cơng với cách mạng.

Bảng 1.1. Kinh phí thực hiện chế độ người có cơng một số năm

Năm Kinh phí thực hiện

1995 1.374 tỷ đồng

1999 2000 tỷ đồng

2004 4000 tỷ đồng

2005 5832 tỷ đồng

2006 6193 tỷ đồng

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ngân sách Trung ương đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các chế độ đối với người có cơng với cách mạng. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với ngành tài chính quản lý nguồn kinh phí ưu đãi đối với người có cơng và tổ chức thực hiện chi trả các chế độ ưu đãi thuộc phạm vi ngành quản lý theo đúng mục đích và đối tượng. Kinh phí ưu đãi người có cơng với cách mạng do Bộ Tài chính cấp ủy quyền cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chuyển cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dự toán được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội duyệt.

Như vậy, kinh phí chi trả cho các đối tượng người có cơng có đặc điểm: - Kinh phí tăng theo hàng năm.

- Kinh phí chi trả chế độ do ngân sách Trung ương đảm bảo.

- Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương là cơ quan chi chế độ trả trực tiếp cho đối tượng sau khi Sở Tài chính chuyển cấp kinh phí cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3.2.2. Số lượng người có cơng với cách mạng được hưởng ưu đãi

Đến nay, hơn 8 triệu người có cơng với cách mạng được tơn vinh, ghi nhận và được hưởng chính sách ưu đãi gồm:

+ Trên 8 nghìn cán bộ lão thành cách mạng; + 14 nghìn cán bộ tiền khởi nghĩa;

+ 1,1 triệu liệt sỹ của gần 70 vạn hộ với 1,3 triệu người là bố, mẹ, vợ, con và người có cơng ni liệt sỹ;

+ Trên 45 nghìn bà mẹ Việt Nam hanh hùng;

+ Hơn 1200 anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; + Hơn 600 nghìn thương binh, bệnh binh;

+ Gần 80 nghìn người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

+ Gần 4 triệu người hoạt động kháng chiến và 120 nghìn người có cơng giúp đỡ cách mạng.

+ 140 nghìn người bị nhiễm chất độc hố học.

Với số lượng đối tượng có cơng và được thụ hưởng chế độ như trên đòi hỏi cơ quan quản lý hành chính Nhà nước quản lý trong lĩnh vực này phải có một nguồn lực thì mới đáp ứng được u cầu quản lý Nhà nước như quản lý

hồ sơ đối tượng, quản lý chi trả trợ cấp ưu đãi, quản lý sự biến động đối tượng...

2.3.2.3. Về thực trạng thực hiện chế độ trợ cấp và các ưu đãi khác

- Chế độ trợ cấp:

+ Chế độ trợ cấp một lần: Theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt đơng kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng ngày 29/8/1994 và Pháp lệnh số 19/2000/PL-UBTVQH của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc đã được khen tặng huân chương, huy chương về thành tích kháng chiến hưởng chế độ một lần. Tính đến nay, thực hiện chế độ trợ cấp một lần cho trên 4 triệu người, trong đó các địa phương đã chi trả trợ cấp cho khoảng 100 nghìn người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày và khoảng 3 triệu người hoạt động kháng chiến. Việc xác nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày và khen thưởng tổng kết thành tích vẫn đang tiếp tục thực hiện. Mức trợ cấp một lần hiện nay được quy đinh tại Nghị định số 32/2007/NĐ - CP của Chính phủ.

Đối với mức trợ cấp hàng tháng, hiện nay đã tăng so với hệ thống trợ cấp quy định tại Nghị định số 147/2006/NĐ- CP của Chính phủ ban hành năm 2006 là 32,4%. Cách tính trợ cấp đã dần tương đối hợp lý, một số bất hợp lý như mức trợ cấp còn thấp, quan hệ giữa các mức trợ cấp các đối tượng cũng dần được khắc phục. Nhìn chung, mức tính trợ cấp hàng tháng hiện nay phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và được đảm bảo bằng ngân sách, thể hiện đã có sự nghiên cứu kỹ khắc phục được cách tính theo thương binh loại như trước kia. Mặc dù điều kiện kinh tế cịn khó

tập trung nâng mức trợ cấp cho cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ già yếu cô đơn, con liệt sỹ; cải thiện rõ rệt đời sống của các đối tượng, đồng thời xử lý bước đầu một số bất hợp lý, thiếu công bằng đối với phần lớn người có cơng với nước; đã khắc phục được một số bất hợp lý về quan hệ các mức trợ cấp hàng tháng, như sự khác biệt giữa trợ cấp thương binh đang công tác và thương binh đã về nghỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các chế độ ưu đãi khác cũng được thực hiện thơng qua chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nơng nghiệp, giao đất, ưu đãi về tín dụng và các chính sách kinh tế, xã hội khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người có cơng và gia đình tiếp tục phát huy năng lực, sở trường trong cơ chế mới, nhất là phát triển kinh doanh, dịch vụ tạo việc làm, cải thiện đời sống, học hành, y tế, nhà ở...

- Về giáo dục và đào tạo: hàng năm, có trên 350 000 học sinh, sinh viên là đối tượng chính sách được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo với kinh phí 60 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố đã thực hiện chu đáo, đầy đủ chế độ này. Các trường đã tạo mọi thuận lợi để động viên, giúp đỡ học sinh, sinh viên thuộc diện người có cơng n tâm, phấn khởi học tập. Các chế độ ưu đãi cụ thể trong giáo dục và đào tạo:

Đối với học sinh thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở giáo dục:

+ Được miễn học phí nếu học tại các trường cơng lập, hỗ trợ học phí nếu học tại các trường dân lập, tư thục theo mức học phí của các trường cơng lập cùng cấp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

- Đối với nhà ở: các cơ quan hành chính Nhà nước ban hành nhiều văn bản để miễn, giảm tiền chuyển quyền sử dụng đất khi mua nhà ở đang thuê của Nhà nước, như các văn bản Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của

Chính phủ, Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 cải thiện nhà ở và với Quyết định này, cho đến nay, cả nước đã có 10 000 người được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng nhà đang ở với trị giá hơn 1 000 tỷ đồng.

- Đối với bảo hiểm y tế: Hiện có hơn 1,2 triệu người thuộc 11 nhóm đối tượng có cơng được mua thẻ bảo hiểm y tế với mức chi khoảng 130 tỷ đồng một năm.

- Đối với việc làm và phát triển sản xuất: cho đến nay, có hàng vạn thương binh, bệnh binh, con liệt sỹ, con thương binh được ưu tiên sắp xếp việc làm trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và trong hơn 400 cơ sở sản xuất của thương binh, người tàn tật. Hàng tỷ đồng được huy động từ quỹ quốc gia xố đói, giảm nghèo, các nguồn vốn tín dụng khác được ưu tiên dành cho các đối tượng chính sách, các cơ sở sản xuất để đầu tư tái sản xuất, cải thiện đời sống. Cả nước hiện nay có khoảng 60% cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương, bệnh binh năng động, thích ứng với cơ chế mới, làm ăn có hiệu quả.

- Về một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác: nhiều nghĩa trang liệt sỹ có ý nghĩa lớn đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo, trở thành những cơng trình văn hố - lịch sử của cả nước, như nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Điện Biên, nghĩa trang liệt sỹ Đường Chín... Trong những năm gần đây, hàng chục nghĩa trang liệt sỹ, tượng đài lệt sỹ, hơn 2000 nhà bia ghi tên liệt sỹ. Hệ thống các cơ sở nuôi dưỡng, điều trị thương binh, bệnh binh được xây dựng, tu bổ để hàng năm phục vụ điều trị, điều dưỡng ln phiên cho hàng chục nghìn người có cơng với cách mạng. Các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng đang được sắp xếp, đầu tư nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng điều trị và cung cấp dụng cụ chỉnh hình cho người có cơng. Phong trào tồn dân chăm sóc người

người có cơng đã và đang được xã hội hố nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 9/11/1998 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có cơng. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì trong việc xây dựng, quản lý và điều hành quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, đã triển khai thực hiện cuộc vận động này trên phạm vi cả nước và được mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tự giác, tích cực. Hội phụ nữ Việt Nam, Cơng đồn đã đề xuất và vận động các thành viên thực hiện các chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, góp quỹ đền ơn đáp nghĩa. Hội cựu chiến binh chia sẻ kinh nghiệm làm giàu kinh tế, động viên, cổ vũ thương, bệnh binh vươn lên xây dựng cuộc sống mới, tham gia giải quyết những tồn đọng về chính sách, phát hiện, tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ. Đồn thanh niên là lực lượng xung kích, chủ động tham gia các hoạt động chăm sóc thương, bệnh binh và gia đình liệt sỹ.

Theo tổng kết của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, sau 9 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với nước, cả nước đã xây dựng được trên 160 000 căn nhà tình nghĩa với tổng giá trị khoảng 1000 tỷ đồng; trên 400 000 nghìn sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng giá trị hơn 150 tỷ đồng đã được trao cho gia đình có cơng.

2.3.2.4. Những hạn chế của cơ quan hành chính Nhà nước trong q trình tổ chức thực hiện

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được hiện nay, thì việc thực hiện pháp luật người có cơng của cơ quan hành chính Nhà nước cịn có những hạn chế:

Bộ máy quản lý hành chính cịn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan Nhà nước chưa được phân định rõ ràng, còn chồng chéo; đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong ngành vừa thiếu, vừa yếu về mọi mặt, dẫn tới hạn chế trong quá trình thực hiện.

Việc ban hành các văn bản quy định chế độ trợ cấp hàng tháng chưa thay đổi kịp với mức sống chung của xã hội. Quy định về trợ cấp hàng tháng đối với học sinh, sinh viên thuộc đối tượng chính sách theo học ở các trường đào tạo dân lập chưa được hưởng như các trường công lập; chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo gồm nhiều loại mà kinh phí thực hiện cịn phân tán do nhiều ngành phụ trách dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn khó quản lý. Hiện cịn hàng trăm ngàn gia đình người có cơng với cách mạng đang gặp khó khăn về nhà ở; ở một số địa phương, vì kinh tế chưa phát triển hoặc đơng đối tượng hay thường xun bị thiên tai, thì việc hỗ trợ nhà ở cho người có cơng với cách mạng cịn gặp nhiều khó khăn...

Hệ thống văn bản ban hành cịn nhiều bất cập, vi phạm trong q trình thực hiện; tổ chức thực hiện cịn nhiều thiếu sót, nhiều đối tượng hưởng sai chính sách, nhiều cán bộ làm sai chính sách; việc xử lý sai phạm chưa nghiêm. Theo kết quả thanh tra việc thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng đối với hai đối tượng là thương binh và người nhiễm chất độc hoá học của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội năm 2006 tại một số tỉnh:

- Miền Bắc: Tỉnh Sơn La, Hải Dương; - Miền Bắc Trung Bộ: Nghệ An; - Tây Nguyên: Gia Lai;

- Nam Trung Bộ: Phú Yên; - Miền Nam: Cần Thơ. Có kết quả như sau:

Bảng 2.2. Kết quả thanh tra người có cơng của Bộ LĐ- TB, XH năm 2006

STT Địa phương Số đối tượng được kiểm tra

Số đối tượng chưa thực hiện đúng

Thương binh Chất độc hoá học Thương binh Chất độc hoá học 1 Phú yên 38 21 5 19 2 Sơn La 96 9 9 7 3 Nghệ An 14 30 2 4 4 Hải Dương 37 15 8 5 Cần Thơ 50 110 4 44 6 Gia Lai 53 4 Tổng 288 185 24 82

Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Như vậy, qua kiểm tra tại 6 tỉnh với 437 đối tượng hiện đang hưởng chính sách chế độ thương binh và người bị nhiễm chất độc hố học thì có tới 106 đối tượng hưởng không đúng quy định chiếm tới 24%. Từ các số liệu trên, ta có thấy việc tổ chức thực hiện chính sách vẫn cịn nhiều thiếu sót về khâu tổ chức thực hiện và quản lý. Vậy nếu tính trên phạm vi cả nước, người đang hưởng chính sách ưu đãi thì số lượng người hưởng sai chính sách sẽ là rất lớn, hàng năm ngân sách chi lượng tiền rất lớn vào việc trả chế độ trợ cấp sai đối tượng.

Trong hai đối tượng trên thì người nhiễm chất độc hố học chiếm tới 18%, hai tỉnh có số lượng người hưởng sai chính sách nhiều nhất là Phú Yên kiểm tra 21 đối tượng có tới 19 đối tượng hưởng sai và Cần Thơ kiểm tra 110 đối tượng có 44 hưởng sai chính sách.

Các sai phạm chủ yếu:

- Nhiều đối tượng không đủ điều kiện nhưng đang hưởng chế độ; - Mức hưởng khơng chính xác;

- Quyết định thời điểm được truy lĩnh chế độ người nhiễm chất độc hố học cịn nhiều trường hợp khơng chính xác;

- Không kết hợp kiểm tra “chứng thực” mà chỉ căn cứ vào xác nhận của y tế.

- Cơng tác kiểm tra, rà sốt việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng cịn dừng lại ở kiểm tra hồ sơ mà chưa điều tra thẩm định, làm rõ nguyên nhân để xử lý theo pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả của báo cáo tổng hợp của 61/64 sở Lao động - Thương binh và xã hội năm 2006 so sánh với số liệu tổng hợp từ báo cáo của 62/64 Sở năm 2005 về thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng có kết quả như sau:

Bảng 2.3. Kết quả thanh tra người có cơng năm 2005 và 2006 của các tỉnh

Năm 2005 2006

Số cuộc thanh tra 209 576

Số cán bộ làm sai chính

sách bị phát hiện 12 43

Số đối tượng hưởng sai 104 814

Số tiền thu hồi hưởng sai 399.000 triệu đồng 1.307.000 đồng

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

So với năm 2005 số lượng các cuộc thanh tra có tăng, số đối tượng hưởng sai và cán bộ làm sai cũng tăng lên, trung bình năm 2005, mỗi một cuộc thanh tra phát hiện ra 0,5 đối tượng hưởng sai chính sách, năm 2006 đã tăng lên 1,41 đối tượng hưởng sai, số cán bộ làm sai cũng tăng từ 12 cán bộ lên 43 cán bộ tăng gấp 3,5 lần.

- Quy trình xét duyệt, cơng nhận người có cơng được hưởng chính sách phải trải qua nhiều ngành, nhiều cấp quản lý;

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 52 - 61)