Pháp luật quy định những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 32 - 40)

cịn được hưởng những chế độ ưu đãi khác như ưu đãi về thuế trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, việc làm... Nhà nước ta với trách nhiệm đối với những người đã có nhiều sự hy sinh cống hiến từng bước hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện nó. Hàng năm, Nhà nước dành kinh phí đáng kể chi về trợ cấp đối với người có cơng, đồng thời là sự kiên quyết áp dụng các các biện pháp nhằm xử lý đúng và kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật làm cơ sở cho việc thực hiện pháp luật được tốt.

2.2.1. Pháp luật quy định những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãingười có cơng với cách mạng người có cơng với cách mạng

1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cơng nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cơng nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

3. Liệt sĩ

Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của nhà nước, của

nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu (chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích).

- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch (Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi địch bắn phá).

- Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh.

- Làm nghĩa vụ quốc tế (Được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị nhưng không cứu chữa được).

Trường hợp bị chết do tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị, làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hố, giáo dục, lao động thì khơng thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ.

- Đấu tranh chống tội phạm (Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự).

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của và nhân dân.

- Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngồi.

- Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh chết vì vết thương tái phát trong các trường hợp:

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát. + Suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên.

Thân nhân liệt sĩ là những người thân thiết ruột thịt của liệt sĩ do quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống, được cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”. Thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi:

- Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ.

- Vợ hoặc chồng liệt sĩ: Là người có quan hệ hơn nhân hợp pháp hoặc hơn nhân thực tế được pháp luật công nhận.

Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi cịn sống được ủy ban nhân dân cấp xã cơng nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

- Con liệt sĩ: Gồm con đẻ, con ni hợp pháp và con ngồi giá thú theo quy định của pháp luật.

- Người có cơng ni dưỡng liệt sĩ: Là người đã thực sự nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ và thời gian nuôi từ mười năm trở lên.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ

- Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ - Có 3 con trở lên là liệt sĩ

- Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ

5. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động bao gồm: - Người được nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" theo quy định của pháp luật;

- Người được nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

Khi có bản sao giấy chứng nhận anh hùng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (nếu được uỷ quyền) ra quyết định trợ cấp để làm thủ tục trợ cấp

6. Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh

+ Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh" và "Huy hiệu thương binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế; - Đấu tranh chống tội phạm;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

- Làm nhiệm vụ quốc phịng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cơng nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

+ Người hưởng chính sách như thương binh là người khơng phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp như thương binh được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh". Như vậy, thương binh và người hưởng chính sách như thương binh là đối tượng bị thương trong những trường hợp giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ họ có thuộc lực lượng vũ trang hay khơng.

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B được gọi chung là thương binh. Thương binh được kết luận thương tật tạm thời từ 21% trở lên, sau 3 năm được giám định lại để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

Thời điểm thương binh được trợ cấp thương tật tính từ ngày hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ mất sức do lao động. Nếu mất sức lao động từ 5% - 20% thì thương binh được trợ cấp thương tật một lần.

7. Bệnh binh

có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

- Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ ba năm trở lên;

- Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ ba năm nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

- Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng khơng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Mắc bệnh do một trong các trường hợp nêu trên, nay đã xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần.

Ngồi ra, những đối tượng là qn nhân, cơng an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cơng nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 cũng được xác nhận là bệnh binh.

Trợ cấp bệnh binh được thực hiện từ ngày quyết định xuất ngũ. Nếu bệnh binh chuyển công tác khác mà bệnh cũ tái phát thì trợ cấp bệnh binh được thực hiện từ ngày có kết luận giám định y khoa.

8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ

chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học gồm:

- Cán bộ, chiến sĩ, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân viên quốc phịng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam;

- Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân; - Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan , tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đồn thể chính trị - xã hội khác;

- Thanh niên xung phong tập trung; - Dân công;

- Cơng an xã, dân qn, du kích, tự vệ, cán bộ thơn, ấp, xã, phường;

Điều kiện để hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học.

- Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vơ sinh do hậu quả của chất độc hố học.

Trường hợp khơng có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hoá học.

9. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cơng nhận trong

thời gian bị tù, đày khơng khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.

10. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.

Đối tượng phải tự làm bản khai cá nhân về số năm thực tế tham gia kháng chiến có chứng nhận mức khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến để cấp uỷ trực tiếp, thủ trưởng đơn vị hoặc uỷ ban nhân xã chứng nhận. Trên cơ sở đó phịng lao động thương binh xã hội tập hợp trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh để ra quyết định hưởng trợ cấp.

11. Người có cơng giúp đỡ cách mạng

Người có cơng giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:

- Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi cơng" hoặc Bằng "Có cơng với nước";

- Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi cơng" hoặc Bằng "Có cơng với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

- Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến;

- Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.

Như vậy, khác với các đối tượng trên người có cơng giúp đỡ cách mạng là những người dân bất kỳ đã giúp đỡ cách mạng bằng của cải vật chất, ni giấu cán bộ trong lúc khó khăn nguy hiểm trước 19/8/1945 hoặc trong kháng chiến và được công nhận.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 32 - 40)