Giải pháp về đổi mới phương thức tổ chức và quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 78 - 80)

3. Bình Thuận 41 15 800 000 4.Cà Mau3350 269 000 000đ

3.2.2.Giải pháp về đổi mới phương thức tổ chức và quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có

quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng

Để nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện tốt pháp luật ưu đãi người có cơng, dưới giác độ quản lý phải đổi mới phương thức tổ chức và quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước trong lĩnh vực này. Trong suốt nhưng năm qua, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã hình thành bộ máy từ Trung ương tới địa phương để thực hiện công tác người có cơng. Ở Trung ương, để thực hiện chức năng quản lý về người có cơng Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thể chế hóa quyết định của Chính phủ bằng ban hành Quyết định số 727/ 1997/QĐ - LĐTBXH thành lập Cục Thương binh – Liệt sỹ và người có cơng trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với nhiệm vụ và quyền hạn khơng chỉ quản lý (nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ và ban hành chính sách, chế độ và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện) mà còn trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động sự nghiệp (chăm sóc ni dưỡng, điều trị phục hồi sức khoẻ, nghĩa trang

liệt sỹ, các cơng trình ghi cơng...). Ở cấp tỉnh, có một phòng vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức năng sự nghiệp. Trong lĩnh vực hoạt động này, hàng năm, ngân sách Nhà nước chi tới hàng ngàn tỷ đồng và động viên đóng góp hàng trăm tỷ đồng của các tổ chức cá nhân mà ngành đã góp phần quản lý, chỉ đạo thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả. Trong bối cảnh mở rộng của chính sách nên đối tượng có cơng ngày càng tăng lên về số lượng, vì vậy cơng tác quản lý trong lĩnh vực ưu đãi ngày càng trở nên nặng nề và phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới phương thức tổ chức thực hiện và đổi mới phương thức quản lý cho phù hợp. Cụ thể:

- Tiếp tục cải cách bộ máy quản lý theo chương trình tổng thể cải cách bộ máy hành chính nhằm làm cho bộ máy gọn nhẹ hiệu quả; quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hiện pháp luật ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào quản lý, trang bị các điều kiện cần thiết cho các cơ quan quản lý hành chính các cấp có đủ điều kiện làm việc và phục vụ quản lý tốt.

- Trả chế độ trợ cấp trực tiếp cho người và gia đình có cơng với cách mạng thơng qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Hiện nay, nguồn kinh phí chi trả chế độ trợ cấp cho người và gia đình có cơng với cách mạng là do ngân sách Trung ương đảm bảo. Cơ quan tài chính, kho bạc Nhà nước cấp phát đầy đủ, kịp thời kinh phí theo kế hoạch cho cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với ngành tài chính quản lý nguồn kinh phí ưu đãi đối với người có cơng và tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ ưu đãi thuộc phạm vi ngành quản lý.

Nếu như trả qua hệ thống tài khoản ngân hàng sẽ có một số ưu điểm sau:

+ Trả chế độ cho người và gia đình có cơng với cách mạng đơi khi cịn chậm trễ, vì phải mất thời gian qua nhiều cấp trung gian. Trả qua tài khoản ngân hàng sẽ nhanh chóng và chủ động hơn.

+ Hiện nay, cán bộ làm chính sách người có cơng thực hiện ln việc chi trả chế độ trợ cấp, nếu trả trực tiếp chế độ thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng sẽ giúp cho bộ máy gọn nhẹ hơn, tiết kiệm hơn. Cán bộ chỉ làm chính sách không phải làm nhiệm vụ trả chế độ trợ cấp, không phải tuyển thêm nhiều cán bộ, tiết kiệm cho các chi phí chi trả như tiền lương, các phương tiện làm việc...

+ Giảm được các tiêu cực phát sinh trong q trình thực hiện. Hiện nay, có thực trạng là một sơ cán bộ làm chính sách lợi dụng việc chi trả chế độ trợ cấp để bớt, xén tiền trợ cấp hoặc khi đối tượng khơng cịn hưởng chế độ nhưng không báo cắt mà vẫn để hưởng chế độ cho bản thân, làm khống hồ sơ để hưởng lợi...

+ Hệ thống ngân hàng hiện nay cũng đang phát triển hệ thống dịch vụ chi trả qua tài khoản ngân hàng, như các dịch vụ thanh toán điện, nước, lương..., cho nên, việc chi trả chế độ trợ cấp trực tiếp thông qua tài khoản ngân hàng là điều kiện thuận lợi để phát triển.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 78 - 80)