Pháp luật quy định chế độ ưu đã

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 40 - 47)

1. Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi

Ưu đãi trợ cấp là khoản tiền ưu đãi cho những người có cơng hoặc thân nhân của họ nhằm ổn định và nâng cao đời sống vật chất cho người được ưu đãi.

Từ khi hình thành chế độ ưu đãi đến nay, vấn đề trợ cấp ưu đãi luôn là lĩnh vực trọng tâm trong chế độ ưu đãi xã hội ở nước ta. Đây là chế độ chính trong các chế độ ưu đãi xã hội bởi nó có ý nghĩa thiết thực với người được ưu đãi và còn được áp dụng hầu hết với các đối tượng ưu đãi. Bên cạnh giúp đỡ về vật chất (mang ý thực tế), sự trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cũng thể hiện lòng biết

ơn, trách nhiệm và tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với người được ưu đãi.

Tuỳ từng trường hợp, chế độ trợ cấp phụ cấp đối với người có cơng được chi trả hàng tháng hay một lần. Đối tượng được trợ cấp phụ cấp không chỉ là người có cơng mà cịn là thân nhân của họ.

Mức trợ cấp ưu đãi căn cứ vào mức độ cống hiến, hi sinh và hoàn cảnh sống thực tế của đối tượng, cân đối với điều kiện kinh tế xã hội và tương quan mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, ngồi ra, cũng tính đến sự phù hợp với chính sách tiền lương và trợ cấp cho các đối tượng khác. Như vậy, mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi có sự cao thấp khác nhau giữa các đối tượng và cũng thường xuyên được điều chỉnh để đảm bảo tính thực tế của các khoản trợ cấp, phụ cấp. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có cơng và thân nhân của họ được quy định cụ thể trong các bảng được ban hành kèm Nghị định 32/NĐ-CP ngày 2007 về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có cơng với cách mạng.

2. Chế độ ưu đãi về y tế

Ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ là những ưu tiên, ưu đãi trong việc khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng... nhằm đảm bảo và tăng cường sức khoẻ cho người có cơng. Bởi như đã phân tích ở trên, người có cơng hiện nay phần lớn tuổi đã cao cộng với thương tật, bệnh tật nên việc chăm sóc sức khoẻ cho họ trở thành một vấn đề lớn. Ngoài ra, thân nhân của họ (con thương binh nặng, bệnh binh nặng con liệt sĩ, con đẻ của người nhiễm chất độc hố học,...) cũng rất cần được chăm sóc sức khoẻ. Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người có cơng gồm:

Người có cơng với cách mạng nếu khơng phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu đồng thời là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp và các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật ưu đãi đối với người có cơng.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ; người có cơng ni dưỡng liệt sĩ và con của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; con của thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng tại gia đình nếu khơng phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

+ Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát tại các cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh tốn tồn bộ chi phí.

b. Chế độ điều trị hàng năm: Người có cơng với cách mạng đang được ni dưỡng tại cơ sở của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được hưởng chế độ điều trị hàng năm.

c. Chế độ điều dưỡng:

Người có cơng với cách mạng nếu sống ở gia đình thì được hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm, bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993 và bệnh binh có tỷ lệ do suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang an dưỡng tại gia đình.

+ Người có cơng giúp đỡ cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi cơng” hoặc Bằng “Có cơng với nước”.

Các đối tượng được điều dưỡng luân phiên (5 năm 1 lần):

+ Thân nhân liệt sĩ (kể cả thân nhân của 2 liệt sĩ) đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.

+ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

+ Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày nhiều năm sức khoẻ yếu hoặc người đã bị địch tuyên án tử hình.

+ Người có cơng giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến già yếu cô đơn không nơi nương tựa, đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.

Phương thức, thời gian điều dưỡng: Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao các địa phương tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung hoặc điều dưỡng tại gia đình.Việc điều dưỡng được thực hiện chủ yếu tại các Trung tâm Điều dưỡng, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh, người có cơng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Những địa phương do hoàn cảnh đặc biệt khơng thường xun đưa đón đối tượng điều dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng thuộc ngành thì được tổ chức một số đợt điều dưỡng cho đối tượng tại các cơ sở

điều dưỡng của ngành y tế hoặc của Liên đoàn lao động tại địa phượng theo Quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh.

Thời gian điều dưỡng tập trung là 10 ngày (khơng kể thời gian đi và về). Ngồi sự quan tâm của Nhà nước, thông qua phong trào tồn dân chăm sóc người có cơng, việc chăm sóc sức khoẻ người có cơng cịn được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Lập sổ y tế chăm sóc sức khoẻ tại nhà, thăm khám sức khoẻ, cấp thuốc định kỳ, mời điều trị điều dưỡng; giành một số giường trong các cơ sở y tế để chăm sóc người có cơng trên địa bàn....

3. Chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo

Giáo dục, đào tạo có vai trị trọng yếu đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Đối với nước ta giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên, do đặc điểm của lịch sử để lại nên trình độ tay nghề văn hố nghiệp vụ của đối tượng người có cơng của nước ta cịn thấp. Đặc biệt, con em của những người có cơng (thương binh, liệt sĩ...) thường bị thiệt thịi trong học vấn và đào tạo. Do đó cần có những chính sách ưu đãi với các đối tượng này. Việc làm này vừa là trách nhiệm và lòng biết ơn của xã hội đối với những người đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vừa nhằm bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng của những người đi trước.

Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo là Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của liệt sỹ, con của thương binh (kể cả con của thương binh loại B đã được xác nhận từ trước ngày 31/12/1993 đang hưởng trợ cấp hàng tháng), con của người hưởng chính sách như thương binh, con của bệnh binh (kể cả con của bệnh binh bị mất sức lao động từ 41% đến 60% đã được xác nhận từ ngày 31/12/1994 trở về trước đang hưởng trợ cấp hàng tháng) đang theo học tại các trường khi có đầy đủ giấy tờ do cơ quan có thẩm

tại các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập, bán cơng hoặc dân lập có khóa học từ một năm trở lên. Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng ưu đãi đã làm xong thủ tục hưởng chế độ hoặc đang hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian học mà bố hoặc mẹ là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh từ trần thì vẫn hưởng chế độ ưu đãi nếu cịn tiếp tục đi học và vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi trên trong thời gian lưu ban, học lại, ngừng học hoặc học bổ sung (nếu việc học này không do bị kỷ luật). Nếu học đạt loại khá trở lên thì vẫn được hưởng phần khuyến khích học tập. Trường hợp liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh có nhiều con đang học tại các trường thuộc khối giáo dục và khối đào tạo thì tất cả các con đều được hưởng chính sách ưu đãi trong giáo dục và đào tạo và nếu học cùng một lúc ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong một trường) thì chỉ hưởng một chế độ trợ cấp ưu đãi cao nhất (một lần và hàng tháng nếu có).

Khơng áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo và các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục khơng chính qui; lưu học sinh Việt Nam đang học ở nước ngoài; sinh viên đã hưởng chế độ ưu đãi một trường đại học, nay tiếp tục học thêm một chuyên ngành đại học khác; các khoá đào tạo sau Đại học.

4. Chế độ ưu đãi việc làm và đảm bảo việc làm

Ưu đãi trong lĩnh vực việc làm là những ưu tiên, ưu đãi đối với những người có cơng và các thân nhân của họ trong lĩnh vực tuyển chọn lao động, đảm bảo việc làm, hướng nghiệp, đào tạo nghề... nhằm tạo cơ hội để họ thực hiện quyền lao động, hoà nhập xã hội và ổn định đời sống. Sự ưu đãi này còn bao gồm cả việc tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở sản xuất của họ hoạt động hiệu quả. Đó là những vấn đề rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường.

Nhìn một cách tổng quát, do đặc thù về bệnh tật, thương tật nên phần lớn người có cơng ở nước ta có hồn cảnh sống khó khăn, phần lớn họ là những người nghèo. Vì vậy, trong pháp luật ưu đãi người có cơng thì vị trí quan trọng hàng đầu phải đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập bản thân cho gia đình họ. Giải quyết việc làm cho người có cơng (người cịn khả năng lao động) có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Pháp luật ưu đãi trong vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người có cơng với tư cách là một người lao động - một công dân của đất nước - đồng thời làm phát huy tiềm lực của họ, tạo điều kiện cho họ khẳng định được mình để tự hồ nhập vào cộng đồng. Trên thực tế, với quyết tâm khơng chịu cảnh nghèo đói, với kinh nghiệm tích luỹ được trong đấu tranh cách mạng, nếu có việc làm phù hợp, nhiều thương binh, thân nhân liệt sĩ không chỉ tạo cho mình một cuộc sống phù hợp mà cịn có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước.

5. Các chế độ ưu đãi khác

Người có cơng trong cuộc sống có thể gặp nhiều khó khăn trên nhiều phương diện, vì vậy, Nhà nước phải có nhiều chế độ ưu đãi khác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người có cơng. Các chế độ đó là:

- Hỗ trợ người có cơng cải thiện về nhà ở: Với nguyên tắc căn cứ vào cơng lao đóng góp, hồn cảnh của từng người, khả năng của địa phương và lấy phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước đã áp dụng một số hình thức để cải thiện nhà ở đối với người có cơng như: Tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất khi bán nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở, mua nhà trả góp, tặng sổ tình nghĩa...

- Trong nơng nghiệp, người có cơng và gia đình họ cũng được ưu tiên về đất ở và đất sản xuất thuận tiện cho sinh hoạt, tổ chức sản xuất; miễn giảm

đình có nhu cầu, điều kiện và địa phương có khả năng. Đồng thời được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng phần đất được giao (hỗ trợ về sức kéo, về cơng lao động, về kỹ thuật... để các gia đình này gieo cấy kịp thời vụ).

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w