Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 39)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo ở một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Ở Bangladesh

Ngân hàng Grameen Bank (GB) là một định chế tài chính nổi tiếng trên thế giới về tín dụng nông nghiệp nông thôn nói chung và cho xoá đói giảm nghèo nói riêng. Với mạng lưới tín dụng rộng khắp tận cơ sở, mỗi chi nhánh phục vụ từ 15 - 22 làng. Đối tượng phục vụ là các gia đình có dưới 0,2 ha đất. Để vay được tín dụng, người trong gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh kinh tế xã hội giống nhau. Thông thường mỗi gia đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm như thế. Do đó, các thành viên trong gia đình hay thậm chí cả bà con thân thuộc không thể nằm chung trong cùng một nhóm. Mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, một nhân viên của ngân hàng sẽ đến để kiểm tra tư cách của mỗi thành viên bằng cách đến thăm gia đình của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập …

Khoảng 5 hay 6 nhóm trong cùng một địa phương sẽ lập lên một trung tâm. Trưởng trung tâm sẽ được bầu từ các nhóm trưởng, sẽ chịu trách nhiệm giúp các thành viên tìm hiểu kỹ về ngân hàng và chủ trì cuộc họp hàng tuần. Tất cả các thành viên sẽ dự một khoá hướng dẫn kéo dài một tuần, mỗi ngày 2 giờ. Các nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của GB, quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Sau khi kết thúc khoá học và nếu đạt yêu cầu mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính thức.

Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng minh tính thành thực và tính đoàn kết bằng cách tham gia tất cả các cuộc họp trong nhóm trong 3 tuần liên tiếp. Trong thời gian này nhân viên ngân hàng tiếp tục bàn về các quy định của ngân hàng và giải đáp các thắc mắc, các thành viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ không biết chữ được dạy cách ký tên. Các thành viên không cần phải đến trụ sở của ngân hàng để giao dịch. Nhân viên ngân hàng đến với họ trong những cuộc họp hàng tuần để cấp tiền vay, thu tiền trả nợ và vào sổ ngay tại trung tâm.

Bằng các giao dịch tín dụng linh hoạt, ngân hàng GB đã rất thành công trong việc tiếp cận được với các tầng lớp nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ nông thôn không có tài sản), đạt tỷ lệ thu hồi 100% và nâng cao vị thế kinh tế xã hội của khách hàng. GB đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh xã hội và con người trong quá trình phát triển của người nghèo, chứ không chỉ dừng lại ở chương trình tiết kiệm thông thường. Nhiều nghiên cứu đánh giá rằng, GB cải thiện tính đoàn kết giữa các thành viên, nâng cao ý thức của hộ và đặc biệt giúp họ có thêm nguồn vốn để tạo công ăn việc làm mới, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, vì thế có rất nhiều hộ gia đình Bangladesh đã thoát khỏi nghèo đói và vươn lên làm giàu chính đáng.

1.2.1.2. Ở Indonexia

Ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp nông thôn Bank Rakayt Indonexia (BRI) thành lập hệ thống Uni Desa (UD) tức là ngân hàng làng xã. Tuy trực thuộc BRI nhưng UD là đơn vị hạch toán độc lập và toàn quyền quyết định chủ trương hoạt động kinh doanh. Hệ thống UD hoạt động dựa vào mạng lưới chân rết là các đại lý tại các làng xã, họ hiểu biết rõ về địa phương và nắm bắt thông tin về các đối tượng vay. Các đại lý này theo dõi hành động của người đi vay và thi hành các hợp đồng vay. Ngoài ra, các đối tượng đi vay phải được các nhân vật có uy tín tại địa phương (cha đạo, thầy giáo, quan chức địa phương…) giới thiệu. Phần lớn các khoản vay không còn thế chấp mà dựa trên uy tín tại địa phương chủ quản để đảm bảo tránh vỡ nợ.

Kết quả là hệ thống UD đã tự lực được về tài chính và bắt đầu có lãi lớn chỉ vài năm sau hoạt động. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, UD vẫn đứng vững, tăng doanh số tiền gửi trong khi tỷ lệ vỡ nợ hầu như không tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thành công của UD là có hệ thống các đại lý rộng khắp, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu đối tượng vay vốn đặc biệt là các hộ nghèo; với phương thức cho vay linh hoạt, cho đến nay UD đã có mặt trên phạm vi toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã.

1.2.1.3. Ở Philippin

Ngân hàng Land Bank tổ chức theo hình thức hợp tác xã (HTX). Mỗi thành viên vào phải đóng góp cổ phần, lợi tức được chia hoặc giữ lại. Các HTX có chức năng dẫn vốn từ ngân hàng đến các thành viên; nhận tiền từ các tầng lớp dân cư, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và đầu vào, ký các hợp đồng với các công ty chế biến để giúp các thành viên tiêu thụ sản phẩm.

Biện pháp áp dụng đối với các thành viên nghèo không có tài sản thế chấp: - Có kỹ thuật viên hướng dẫn gieo trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm. - Hướng dẫn các hộ lập dự án, đơn xin vay, duyệt cấp đủ số lượng vốn đúng theo nhu cầu của dự án.

- Cùng với đơn vị vay vốn theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với công ty bảo hiểm (phí bảo hiểm nông nghiệp 5% tổng giá trị bảo hiểm). Thành viên chịu lãi suất 2,1%/tháng (cả bảo hiểm).

- Người vay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích, thực hiện không đúng quy trình đã hướng dẫn mà bị thất bại thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất phạt trên khoản nợ quá hạn.

Một số báo cáo đã nói rằng Land Bank đã đóng góp rất nhiều trong chiến lược xoá đói giảm nghèo của Philippin thông qua cung cấp vốn cho hộ nghèo thiếu vốn làm ăn và hướng dẫn, kiểm soát họ cách sử dụng vốn vay như thế nào để có hiệu quả nhất.

1.2.1.4. Ở Thái Lan

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hàng năm được Chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ người có mức thu nhập dưới 1.000bath/ năm và những người nông dân có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì được ngân hàng cho vay mà không phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1-3%/ năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Kết quả BAAC đã tiếp cận được 85% khách hàng là nông dân. Chính phủ Thái Lan quy định các ngân hàng thương mại khác phải dành 20% số vốn huy động được để cho vay lĩnh vực nông thôn. Số vốn này có thể cho vay trực tiếp hoặc gửi vào BAAC nhưng thông thường các ngân hàng thường gửi vào BAAC.

1.2.1.5. Ở Malaysia

Trên thị trường hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaisia (BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung gian khác như ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Chính phủ Malaysia quy định các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20% số tiền huy động được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay đối với nông nghiệp - nông thôn. BPM không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở ngân hàng trung ương và không phải nộp thuế cho nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)