Cho vay hộ nghèo và hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 35)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.1.2. Cho vay hộ nghèo và hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng

tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

1.1.2. Cho vay hộ nghèo và hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Chính sách xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Khái niệm hộ nghèo ở Việt Nam.

Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chí quy định được Chính phủ công bố ở từng thời kỳ.

- Các tiêu chí phân loại hộ nghèo các khu vực ở Việt Nam hiện nay.

Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn nghèo ở Việt Nam khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Tiêu chí phân loại hộ nghèo từng giai đoạn khác nhau được quy định khác nhau. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam số 09/2011/QĐ-TTg ký ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng /người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.

- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng /người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; những hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.

Mức chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách kinh tế - xã hội khác và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2011.

Ở Việt Nam hộ nghèo sống ở hầu hết khắp nơi trong xã hội, nhưng nhìn chung, hộ nghèo có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, gần 80% người nghèo làm việc trong khu vực nông nghiệp và sống ở nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh, dễ bị thiên tai tác động, những nơi có cơ sở hạ tầng vật chất tương đối kém phát triển. Do mức thu nhập của họ rất thấp và không ổn định, họ có khả năng tiết kiệm thấp và khó có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đương đầu với tình trạng mất mùa, mất việc làm, thiên tai, suy sụp sức khoẻ và các tai hoạ tiềm năng khác.

Thứ hai, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư, bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn (nhiều người nghèo khi vay vốn tín dụng họ không thể viết và ký tên được mà phải điểm chỉ). Điều này được giải thích rằng trình độ học vấn của các hộ nghèo làm giảm lợi tức từ tài sản và nguồn lực mà họ có và ngăn cản họ tìm kiếm công việc tốt hơn trong các ngành trả lương cao. Người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường, sản xuất thường mang nặng tính tự cung, tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa.

Thứ ba, hộ nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác, chính điều này đã làm cho hộ nghèo gặp khó khăn trong quá trình làm ăn, không tận dụng được các cơ hội có lợi từ bên ngoài.

Thứ tư, các hộ nghèo thường là hộ đông người và tỷ lệ người ăn theo cao (ít lao động).

Thứ năm, phần lớn hộ nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp hoặc những ngành nghề thủ công, buôn bán nhỏ, do vậy nhu cầu vốn thường mang tính thời vụ.

- Quyền lợi về tài chính - tín dụng của hộ nghèo.

Hộ nghèo được Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định tại Nghị định 78/2002/QĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Hộ nghèo khi vay vốn theo quy định của Nghị định này không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Thủ tục vay vốn đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Điều kiện để được vay vốn đối với người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

Hộ nghèo được sử dụng vốn vay để mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.

Lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội và thống nhất một mức trong phạm vi cả nước.

1.1.2.2. Hiệu quả cho vay hộ nghèo và một số tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội

* Khái niệm hiệu quả cho vay hộ nghèo.

Về bản chất, "cho vay" là quan hệ sử dụng vốn được hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay (trong hợp đồng thành văn hoặc thỏa thuận bất thành văn).

Hiệu quả cho vay hộ nghèo là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Có thể nói, hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo là sự thỏa mãn về nhu cầu vốn giữa chủ thể ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

- Về kinh tế: Cho vay hộ nghèo giúp người nghèo giảm đói nghèo sau một quá trình XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, phục vụ cho sự phát triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Cho vay hộ nghèo giúp cho người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh tạo thu nhập để trả nợ ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm cho vay là cấp phát.

- Về xã hội: Xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn và thành thị, làm thay đổi bộ mặt xã hội, góp phần vào ổn định an sinh xã hội, an ninh trật tự, nâng cao giá trị cuộc sống, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp, góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.

* Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Về phía ngân hàng:

- Hiệu quả kinh tế: Để đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, chúng ta dựa trên các nhóm tiêu chí sau:

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo, bao gồm: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay; tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay hộ nghèo; dư nợ cho vay hộ nghèo.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí, bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Hiệu quả xã hội: Cùng với hiệu quả kinh tế cần đánh giá hiệu quả xã hội cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH trên các mặt: tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng CSXH; tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, …

Về phía hộ nghèo: Hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH đối với hộ nghèo được vay vốn được biểu hiện trên những góc độ sau: tỷ lệ hộ nghèo được đáp ứng vốn; tỷ lệ hộ hoàn trả nợ gốc đúng thời hạn … Ngoài ra, cho vay hộ nghèo đã tạo điều kiện cho một bộ phận người lao động ở khu vực nông thôn có việc làm ổn định thông qua các mô hình trồng trọt, chăn nuôi,… tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

* Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: cho vay hộ nghèo là hình thức tín dụng chính sách xã hội, chính vì vậy những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước là nhân tố quan trọng tác động mạnh tới hoạt động cho vay ưu đãi với hộ nghèo. Khi Đảng và Nhà nước có những quyết sách và chủ chương đúng đắn, phù hợp, giúp đỡ hộ nghèo thì vốn hoạt động của Ngân hàng CSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, Ngân hàng CSXH có điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay, vì vậy nhiều người nghèo được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi hơn và họ có nhiều cơ hội thoát nghèo hơn.

- Tính đồng bộ và thực tiễn của hệ thống chính sách về hộ nghèo và cho vay hộ nghèo: Đây là môi trường pháp lý của hoạt động cho vay hộ nghèo. Hệ thống chính sách về hộ nghèo và cho vay hộ nghèo đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng CSXH nâng cao hiệu quả. Người nghèo nhìn chung nhận thức về luật pháp ít nhiều bị hạn chế nên việc tạo ra một môi trường pháp lý gồm hệ thống pháp luật về hoạt động Ngân hàng CSXH đồng bộ và hoàn thiện, cùng những chế tài phù hợp để răn đe là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ điều kiện thuận lợi để hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo được thực hiện hiệu quả.

- Việc xác định hộ nghèo được vay vốn: Việc xác định đối tượng hộ nghèo được vay vốn rất quan trọng. Theo cơ chế phải là hộ nghèo có sức lao động, có khả năng sản xuất nhưng thiếu vốn, nếu việc bình xét cho vay chỉ là hộ nghèo đơn thuần, có cả những hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không thuộc hộ nghèo, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.

- Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng CSXH:

+ Mô hình tổ chức của Ngân hàng CSXH: Đối tượng người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, phân bố rải rác trên một địa bàn rộng lớn. Chính vì vậy, việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng CSXH cũng phải thích ứng với điều kiện này. Có như vậy, việc đưa vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra là hỗ trợ hộ nghèo từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nếu Ngân hàng CSXH không có mô hình tổ chức hợp lý, việc chuyển giao vốn từ Ngân hàng CSXH đến người nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn, người nghèo có thể không tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, chính sách tín dụng ưu đãi không phát huy tác dụng. Mặt khác, nếu Ngân hàng CSXH không giám sát được việc sử dụng vốn, vốn có thể bị sử dụng sai mục đích, thậm chí gây mất vốn và thất thoát ngân sách Nhà nước.

+Chiến lược hoạt động của Ngân hàng CSXH: Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH. Nếu Ngân hàng CSXH hoạt động không định hướng cụ thể và có chiến lược hoạt động phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp với đối tượng phục vụ là hộ nghèo thì chất lượng hoạt động của Ngân hàng không phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc khả năng đáp ứng của nhu cầu tín dụng ưu đãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ không được nâng cao, không đảm bảo thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo.

+ Chính sách tín dụng của Ngân hàng CSXH: Chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo đều phải tuân theo hướng dẫn của chính sách tín dụng đề ra. Chính sách tín dụng hợp lý sẽ tác động tốt tới chất lượng tín dụng. Tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua vốn ngân sách Nhà nước, nhưng khách hàng là các hộ nghèo lại khá đa dạng, nguyên nhân nghèo khó của họ lại hoàn toàn không giống nhau. Chính vì vậy, chính sách tín dụng hợp lý phải đảm bảo các yêu cầu:

Thứ nhất: Đáp ứng đúng nhu cầu về sự hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi, có những hộ cần được hỗ trợ vốn để vươn lên làm giàu, nhưng cũng có những hộ không thể cho vay lớn vì khả năng sử dụng vốn hạn chế... vì vậy sự linh hoạt trong công tác cho vay đối với hộ nghèo là rất cần thiết. Có như vậy vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)