4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực tiễn cho vay
đối với hộ nghèo
Xuất phát từ những kinh nghiệm cho vay đối với hộ nghèo ở một số nước trên thế giới, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Tín dụng cho vay hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía nhà nước, vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn, khó khăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ này cần có sự giúp đỡ từ phía nhà nước; sau đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn, nhà nước cần có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thể thu hồi được.
- Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những món vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ các hợp tác xã, ngân hàng làng… để tạo kênh dẫn vốn tới hộ nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều hòa vốn tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra định chế tài chính trung gian có thể đảm nhận dịch vụ bán lẻ tới hộ gia đình.
- Tiết giảm đầu mối quản lý: các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý các kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám sát món vay tới từng thành viên của nhóm … từ đó ngân hàng hạch toán cho vay theo từng nhóm chứ không tới từng thành viên.
- Đơn giản hóa thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng việc đảm bảo nợ theo món vay.
- Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.
- Lãi suất được xác định phù hợp cho từng thời kỳ, vừa trợ giúp vừa đảm bảo bù đắp được chi phí và mang lại lãi cho tổ chức tín dụng. Không trợ cấp, cho không để người nghèo có ý thức trong việc sử dụng vốn có hiệu quả. Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp bởi vì nếu lãi suất quá thấp sẽ không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn sẽ không chịu tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 01. Hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả gì? Còn có những tồn tại nào?
Câu hỏi 02: Những nguyên nhân nào ảnh hưởng tới kết quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc?
Câu hỏi 03: Cần có những giải pháp nào để tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Bình Xuyên có 10 xã và 3 thị trấn ở 3 vùng sinh thái khác nhau là vùng đồng bằng, trung du và miền núi, vì vậy để bảo đảm tính đại diện tôi chọn 03 địa phương là Đạo Đức (đồng bằng), Bá Hiến (trung du) và Trung Mỹ (miền núi) đại diện cho cả 3 vùng. Các địa phương ở 3 vùng có những đặc thù về sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến mục đích sử dụng vốn vay, tác động của vốn tín dụng đối với các hộ nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Địa phương nằm ở vùng đồng bằng, trung du có điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất thuận lợi, đặc biệt là hệ thống giao thông rất thuận lợi. Địa phương vùng miền núi có điều kiện cơ sở hạ tầng kém hơn, giao thông không thuận lợi, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Trên cơ sở đó, mỗi xã tôi chọn 30 hộ nghèo, tổng cộng là 90 hộ nghèo theo danh sách hộ nghèo do Ban XĐGN (xóa đói giảm nghèo) các xã quản lý, 90 hộ này đại diện cho các thôn ở các xã.
+ Xã Đạo Đức: Nằm ở phía đông nam huyện Bình Xuyên, tiếp giáp với huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên. Xã có diện tích tự nhiên là 9,44 km2, được phân bố thành 18 thôn. Đây là một xã đồng bằng của huyện Bình Xuyên, có sông Cà Lồ chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp như: trồng lúa, trồng hoa, cây dược liệu, chăn nuôi; có hệ thống giao thông thuận lợi (có đường quốc lộ 2 chạy qua), song có một vấn đề nổi cộm đó là sự ô nhiễm môi trường khá nặng nề do chịu ảnh hưởng của khói, bụi, mùi sơn, nước thải… của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của huyện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định. Qua báo cáo điều tra thì xã có 3.343 hộ với tổng số nhân khẩu là 13.328 người (số nhân khẩu/hộ là 3,99); thu nhập bình quân là 21,085 triệu đồng/người/năm; tổng số hộ nghèo là 99 hộ, chiếm 2,96 % tổng số hộ.
+ Xã Bá Hiến: Đây là xã thuộc vùng trung du nằm ở phía đông bắc huyện Bình Xuyên. Xã có diện tích tự nhiên là 12,81 km2, trong đó có 6,4 km2 đất canh tác, được phân bố thành 14 thôn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Là một xã dành nhiều đất cho phát triển công nghiệp, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, một số hộ gia đình nông dân không còn đất canh tác đã chuyển sang làm các ngành nghề như xẻ gỗ, mộc, sản xuất gạch, … đạt mức thu nhập khá. Bá Hiến là xã có dân số đông, toàn xãcó 3.340 hộ với 15.207 nhân khẩu (số nhân khẩu/hộ là 4,55), trong đó có 1.512 hộ với 5.631 khẩu là đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo; thu nhập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bình quân là 13,5 triệu đồng/người/năm;tổng số hộ nghèo theo điều tra là 145 hộchiếm 4,34% tổng số hộ.
+ Xã Trung Mỹ: Đây là xã miền núi duy nhất của huyện Bình Xuyên, có hệ thống đường giao thông không thuận lợi, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Xã có diện tích tự nhiên là 46,7 km2
, được phân bố thành 10 thôn và có 3 dân tộc anh em cùng chung sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 58,3% dân số của xã (trong đó phần lớn là dân tộc Sán dìu). Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định. Là xã thuần nông, tình hình sản xuất của người dân thường bị ảnh hưởng rất nhiều do thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, những mô hình canh tác trong nông nghiệp đạt giá trị cao còn ít. Trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của huyện Bình Xuyên. Xã có 1.795 hộ với 6.780 nhân khẩu (số nhân khẩu/hộ: 3,78); thu nhập bình quân 12,5 triệu đồng/người/năm; tổng số hộ nghèo là 53 hộ chiếm 2,95 % tổng số hộ.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn, thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ.
- Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu.
Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là phương pháp chọn mẫu phân loại.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp khác để thu thập thông tin sơ cấp như: phương pháp tổng kết hộ điển hình, phỏng vấn các đối tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khác có liên quan đến việc cho vay đối với hộ nghèo nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin hơn đối với nội dung nghiên cứu.
- Về cách thức thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối với 90 hộ nghèo điều tra thông qua phiếu điều tra.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như: thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…); thông tin thực tiễn (trên thế giới, trong nước); thông tin về địa bàn nghiên cứu;
- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước; sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành); số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê); công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án); mạng internet; báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở. Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.
2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Sau khi điều tra và thu thập, có rất nhiều thông tin, song để những thông tin này có tác dụng, cần phải sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được sắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích đánh giá một cách hiệu qủa nhất.
Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, vận dụng các phương pháp thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau:
+ Phương pháp phân tích mức độ của hiện tượng. Trong phương pháp này, tôi sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
+ Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng: chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân).
+ Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt động cho vay tác động đến thu nhập của hộ nghèo vay vốn.
Ngoài ra, tôi cũng sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu nêu trên để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu
Đánh giá hoạt động cho vay vốn tín dụng và tác động của nó đến hộ nghèo yêu cầu cần phải làm rõ nhiều chỉ tiêu, nhiều vấn đề liên quan, kể cả các vấn đề chỉ mang tính định tính vì mỗi chỉ tiêu kinh tế hoặc một vấn đề định tính nêu ra chỉ đánh giá được một mặt hoặc một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu, do đó, sử dụng hệ thống chỉ tiêu đảm bảo khắc phục được sự phiến diện trong nghiên cứu, các chỉ tiêu sẽ bổ sung bổ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá vấn đề nghiên cứu được đầy đủ, toàn diện hơn.
Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong quá trình phân tích tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo, bao gồm: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay; tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay; dư nợ cuối kỳ cho vay hộ nghèo.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay
Tổng nguồn vốn cho vay năm nay
= x 100% Tổng nguồn vốn cho vay năm trước
Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
Tổng doanh số cho vay năm nay
= x100% Tổng doanh số cho vay năm trước
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay
trong kỳ -
Doanh số thu nợ trong kỳ
- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí, bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn cuối kỳ
= x 100% Tổng dư nợ cuối kỳ
Tỷ lệ thu lãi
Số lãi thu trong kỳ
= x 100% Tổng số lãi phải thu trong kỳ
- Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội: tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng CSXH; tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, …
+ Số hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng CSXH: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH; bằng số hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng CSXH trên tổng số hộ nghèo theo chuẩn mực được công bố.
+ Số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả của công tác cho vay đối với hộ nghèo. Hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH là hộ sau khi được vay và sử dụng vốn Ngân hàng CSXH có mức thu nhập bình quân đầu người trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hộ cao hơn chuẩn mực nghèo hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Phản ánh sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi nền sản xuất từ tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp.
- Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo được vay vốn: tỷ lệ hộ nghèo được đáp ứng vốn; tỷ lệ hộ hoàn trả nợ gốc đúng thời hạn…
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCS
HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên được thành lập theo Quyết định số 662/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH, đến ngày 16/9/2003 chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên là một trong những Phòng giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, không vì mục đích lợi nhuận, chịu sự giám sát quản lý của Ngân hàng CSXH tỉnh Vĩnh Phúc.
Tên giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên
Trụ sở chính: Thị trấn Hương Canh– huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại: 02113888260
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tại Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên hiện đang thực hiện cho vay