Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 114)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.3.Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu

Đánh giá hoạt động cho vay vốn tín dụng và tác động của nó đến hộ nghèo yêu cầu cần phải làm rõ nhiều chỉ tiêu, nhiều vấn đề liên quan, kể cả các vấn đề chỉ mang tính định tính vì mỗi chỉ tiêu kinh tế hoặc một vấn đề định tính nêu ra chỉ đánh giá được một mặt hoặc một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu, do đó, sử dụng hệ thống chỉ tiêu đảm bảo khắc phục được sự phiến diện trong nghiên cứu, các chỉ tiêu sẽ bổ sung bổ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá vấn đề nghiên cứu được đầy đủ, toàn diện hơn.

Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong quá trình phân tích tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo, bao gồm: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay; tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay; dư nợ cuối kỳ cho vay hộ nghèo.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay

Tổng nguồn vốn cho vay năm nay

= x 100% Tổng nguồn vốn cho vay năm trước

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

Tổng doanh số cho vay năm nay

= x100% Tổng doanh số cho vay năm trước

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay

trong kỳ -

Doanh số thu nợ trong kỳ

- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí, bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn cuối kỳ

= x 100% Tổng dư nợ cuối kỳ

Tỷ lệ thu lãi

Số lãi thu trong kỳ

= x 100% Tổng số lãi phải thu trong kỳ

- Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội: tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng CSXH; tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, …

+ Số hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng CSXH: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH; bằng số hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng CSXH trên tổng số hộ nghèo theo chuẩn mực được công bố.

+ Số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả của công tác cho vay đối với hộ nghèo. Hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH là hộ sau khi được vay và sử dụng vốn Ngân hàng CSXH có mức thu nhập bình quân đầu người trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hộ cao hơn chuẩn mực nghèo hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Phản ánh sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi nền sản xuất từ tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp.

- Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo được vay vốn: tỷ lệ hộ nghèo được đáp ứng vốn; tỷ lệ hộ hoàn trả nợ gốc đúng thời hạn…

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCS

HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên được thành lập theo Quyết định số 662/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH, đến ngày 16/9/2003 chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên là một trong những Phòng giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, không vì mục đích lợi nhuận, chịu sự giám sát quản lý của Ngân hàng CSXH tỉnh Vĩnh Phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên

Trụ sở chính: Thị trấn Hương Canh– huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại: 02113888260

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tại Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên hiện đang thực hiện cho vay 9 chương trình, đó là: cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ cận nghèo. Thông qua phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội và cho vay trực tiếp đến khách hàng để cho vay tới 13 xã, thị trấn trong huyện.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên gồm có 10 cán bộ đang thực hiện các nghiệp vụ, cụ thể như sau:

Ban giám đốc: 02 người (giám đốc và phó giám đốc).

Tổ kế toán, ngân quỹ: 04 người (01 kế toán trưởng, 02 kế toán viên và 01 thủ quỹ).

Tổ kế hoạch tín dụng: 04 người (01 tổ trưởng và 03 cán bộ tín dụng). Ban giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng CSXH tỉnh giao, đồng thời trực tiếp điều hành các tổ; là bộ phận chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách trong toàn bộ hoạt động của đơn vị.

Tổ kế toán, ngân quỹ: Thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với khách hàng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động của tài khoản và tính chất của tài khoản mình phụ trách. Lập báo cáo nghiệp vụ kế toán định kỳ, chịu trách nhiệm về sự chính xác và trung thực của số liệu báo cáo, phân tích đánh giá quản lý chi tiêu của đơn vị, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí. Thực hiện kiểm tra tiền, thu - chi tiền mặt đúng chế độ trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổ kế hoạch tín dụng: Xây dựng và tham mưu cho giám đốc trong xây dựng và điều hành kế hoạch tín dụng. Lập và triển khai các hoạt động mà ngân hàng cấp trên chỉ định, trực tiếp thực hiện toàn bộ tác nghiệp về hoạt động tín dụng. Hướng dẫn các đơn vị nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thành lập các Tổ Tiết kiệm vay vốn (Tổ TK&VV), lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các Tổ TK&VV thực hiện các công việc mà ngân hàng chính sách xã hội đã ủy thác cho các tổ chức hội. Tập hợp hồ sơ vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ các xã gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ trình cấp trên xem xét phê duyệt cho vay. Thực hiện các thủ tục hồ sơ vay vốn, giao ban trực tiếp những ngày giao dịch với Tổ TK & VV, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội làm nhiệm vụ ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay trước, trong và sau khi cho vay. Thực hiện công tác cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ quá hạn và xử lý nợ rủi ro cho các đối tượng được phân công.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, trả nợ, thực hiện theo quy định, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên cho đặt 13 điểm giao dịch ở 13 xã, thị trấn với lịch giao dịch được cố định hàng tháng vào các ngày.

Về mô hình và phƣơng thức quản lý vốn tín dụng: Thực hiện Văn

bản 1114A/NHCS-TD ngày 22/04/2007 của Ngân hàng CSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nội dung ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Ngân hàng CSXH với các tổ chức chính trị xã hội, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã thực hiện ký văn bản liên tịch và hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị xã hội tại địa phương, đó là: Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Các tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chính trị xã hội làm dịch vụ ủy thác từng phần cho Ngân hàng CSXH, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân.

Về Tổ Tiết kiệm và vay vốn: Tổ Tiết kiệm và vay vốn được thành lập

trên cơ sở những hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư, được chính quyền xã chấp thuận. Hoạt động của Tổ TK & VV theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng thời hạn. Tổ TK & VV còn được giao nhiệm vụ tổ chức bình xét công khai, dân chủ những người có đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi, có sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, trưởng thôn, trình UBND cấp xã phê duyệt. Hiện nay, tại huyện Bình Xuyên đã xây dựng, củng cố và kiện toàn được 275 tổ TK & VV, tạo màng lưới rộng khắp trên địa bàn các xã, thị trấn. Việc thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua Tổ TK & VV là đúng đắn, quyết định sự phát triển bền vững của Ngân hàng CSXH huyện.

Hoạt động giao dịch lƣu động tại các xã, thị trấn: Cho vay hộ nghèo

gồm những món vay nhỏ, lẻ; khách hàng là những người nghèo và ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện, việc đi lại giao dịch với ngân hàng cũng rất khó khăn. Thực hiện Văn bản số 2064, 2064A, 2362 về thành lập tổ giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn để giúp người nghèo dễ tiếp cận vốn của Ngân hàng CSXH mà không tốn chi phí đi lại, đồng thời để thuận tiện trong việc tuyên truyền phổ biến chính sách của nhà nước và thủ tục của Ngân hàng CSXH về các chương trình tín dụng ưu đãi, công khai tình hình vay vốn, trả nợ của khách hàng trong từng xã, thị trấn, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã tổ chức các tổ giao dịch lưu động về làm việc tại các điểm giao dịch xã, thị trấn. Phương thức này thể hiện tính ưu việt riêng có của Ngân hàng CSXH. Hàng năm, tỷ lệ giải ngân tại các điểm giao dịch đạt trên 98%, tỷ lệ thu nợ đạt trên 70%; tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

3.1.3.1. Chức năng

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên có các chức năng sau: - Tham mưu, giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện Bình Xuyên triển khai các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.

- Kiểm tra, giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm ủy thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ khi Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giao.

3.1.3.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện được các chức năng trên, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên được giao tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn huyện.

- Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư. - Tổ chức thu chi nghiệp vụ.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

- Phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với chương trình cho vay vốn trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng CSXH.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Hội đồng quản trị cho phép.

3.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013 Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1.Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Bình xuyên và thực trạng các hộ nghèo tại huyện Bình Xuyên

Huyện Bình Xuyên được tái lập vào ngày 01 tháng 9 năm 1998, là một huyện bán sơn địa, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây – Tây Bắc. Phía đông giápthị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội); phía nam giáp huyện Yên Lạc; phía bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên; phía tây giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương. Bình Xuyên là một huyện có cả 3 địa hình là đồng bằng, trung du và miền núi, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam; tổng diện tích đất tự nhiên là 14.847,31ha (theo số liệu điều tra năm 2010), được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57” đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông. Vị trí địa lý huyện Bình Xuyên có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ, là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua. Với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình như trên, trong phát triển kinh tế xã hội, huyện Bình Xuyên rất thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp – dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện. Tuy nhiên, huyện cũng gặp không ít những khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn, lại chịu ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.

Huyện Bình Xuyên gồm 3 thị trấn (Hương Canh, Thanh Lãng và Gia

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 114)