4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
4.1.1. Mục tiêu tổng quát
Vai trò của công cụ tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo đã được thừa nhận rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều địa phương đã sử dụng thành công công cụ này trong chiến lược xoá đói giảm nghèo. Thời gian tới, tín dụng ưu đãi của nhà nước vẫn được xác định là công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Ngày 10/07/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 852/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2020 với các nhiệm vụ trọng tâm là: tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững; nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng CSXH để thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả chính sách ưu đãi của nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phấn đấu từ nay đến năm 2020, xây dựng Ngân hàng CSXH trở thành ngân hàng vừa làm tốt chức năng tín dụng ưu đãi của nhà nước, vừa phát triển các dịch vụ tài chính đối với người nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác. Tuy vậy, cần đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, giảm bao cấp, bền vững về tài chính và tuân thủ các cam kết quốc tế. Hướng chính trong đổi mới hoạt động tín dụng ưu đãi là nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu chương trình xóa đói giảm nghèo, chú trọng đến hiệu quả đầu tư, tăng tính tự chủ, dần từng bước giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ở huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình sử dụng công cụ tín dụng chính sách xã hội cần quán triệt các quan điểm sau:
- Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị mà các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội phải đặc biệt quan tâm. Việc cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi để xoá đói giảm nghèo không phải là sự ban ơn mà là trách nhiệm của các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong đó Ngân hàng CSXH là một trong các cơ quan thực thi nhiệm vụ về tín dụng là những người chịu trách nhiệm trực tiếp.
- Đối với các hộ nghèo vay vốn: cấp ủy, chính quyền và nhất là các tổ chức chính trị xã hội cần tuyên truyền giúp họ nhận thức được đây là nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước chứ không phải là cho không, từ đó để hộ nghèo có phương án sử dụng vốn có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập và hoàn trả vốn lẫn lãi vay đúng hạn.
- Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu chủ đạo, do nguồn lực luôn bị giới hạn trong khi nhu cầu vay vốn là vô hạn, vì thế cần đầu tư đúng đối tượng cần vốn theo nhu cầu thiết thực và có phương án sử dụng vốn có hiệu quả nhất; tránh đầu tư cào bằng, dàn trải theo kiểu phân phát cho các hộ nghèo. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ cả cán bộ tín dụng lẫn hộ vay vốn nhằm tránh thất thoát, sử dụng vốn sai mục đích và tiêu cực có thể xảy ra.
- Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH trên cơ sở cho hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế hộ, vì thế cần chú trọng phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng ngành nghề, phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, công nghiệp hóa – hiện đại hóa khu vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và văn hoá, truyền thống của mỗi vùng, mỗi địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Với những quan điểm trên, tín dụng chính sách xã hội cần đảm bảo các định hướng sau đây:
Thứ nhất, khai thác tối đa mọi nguồn vốn, đa dạng hoá các kênh, các hình thức chuyển tải vốn bao gồm nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có) và đặc biệt nguồn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo ngày càng tăng.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, phương thức hoạt động; minh bạch hoá thị trường vốn ở khu vực nông nghiệp – nông thôn nhằm tránh thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nghèo.
Thứ ba, có nhiều chiến lược hỗ trợ vốn cho hộ nghèo phù hợp với từng phương án kinh doanh, từng giai đoạn về các khía cạnh như lãi suất, mức vốn vay, thời hạn cho vay …
Thứ tư, bên cạnh chính sách hỗ trợ vốn cần có các chính sách hỗ trợ khác như tập huấn nâng cao kiến thức làm ăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm … và đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí, ý thức vươn lên của người nghèo. Chỉ khi nào có sự hỗ trợ đồng bộ, toàn diện thì hiệu quả sử dụng vốn vay mới tăng lên và đó cũng là cách giúp họ thoát nghèo.