4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn, thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ.
- Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu.
Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là phương pháp chọn mẫu phân loại.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp khác để thu thập thông tin sơ cấp như: phương pháp tổng kết hộ điển hình, phỏng vấn các đối tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khác có liên quan đến việc cho vay đối với hộ nghèo nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin hơn đối với nội dung nghiên cứu.
- Về cách thức thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối với 90 hộ nghèo điều tra thông qua phiếu điều tra.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như: thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…); thông tin thực tiễn (trên thế giới, trong nước); thông tin về địa bàn nghiên cứu;
- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước; sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành); số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê); công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án); mạng internet; báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở. Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.