Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51 - 65)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1.Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Bình xuyên và thực trạng các hộ nghèo tại huyện Bình Xuyên

Huyện Bình Xuyên được tái lập vào ngày 01 tháng 9 năm 1998, là một huyện bán sơn địa, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây – Tây Bắc. Phía đông giápthị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội); phía nam giáp huyện Yên Lạc; phía bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên; phía tây giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương. Bình Xuyên là một huyện có cả 3 địa hình là đồng bằng, trung du và miền núi, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam; tổng diện tích đất tự nhiên là 14.847,31ha (theo số liệu điều tra năm 2010), được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57” đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông. Vị trí địa lý huyện Bình Xuyên có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ, là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua. Với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình như trên, trong phát triển kinh tế xã hội, huyện Bình Xuyên rất thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp – dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện. Tuy nhiên, huyện cũng gặp không ít những khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn, lại chịu ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.

Huyện Bình Xuyên gồm 3 thị trấn (Hương Canh, Thanh Lãng và Gia Khánh) và 10 xã (Quất Lưu, Tam Hợp, Thiện Kế, Trung Mỹ, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tân Phong, Đạo Đức, Phú Xuân, Hương Sơn).

Dân số của huyện 115.921 người, đứng thứ ba trong toàn tỉnh, trong đó nữ có 58.424 người, chiếm 50,4% tổng dân số toàn huyện. Mật độ dân số là 781 người/km2, bằng 91% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh, đứng thứ 7/9 huyện, thành phố trong tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều (năm 2013 là 1,4%), bình quân cả thời kỳ 2001-2010 tăng bình quân 1,64%/năm.

- Về phân bố dân cư: do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng.

- Về mức độ đô thị hóa: Tỷ lệ dân số thành thị của huyện ngày càng tăng cao do sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn huyện (Bình Xuyên là huyện đứng thứ ba toàn tỉnh về tỷ lệ dân số thành thị, sau thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) với tỷ lệ dân số đô thị đạt 30,83%.

- Về dân tộc: Bình Xuyên là huyện có ba dân tộc anh em gồm: Kinh, Sán Dìu, Cao Lan trong đó dân tộc Kinh chiếm chủ yếu, khoảng trên 99%. Các dân tộc còn lại sống chủ yếu ở xã Trung Mỹ thuộc khu vực vườn Quốc Gia Tam Đảo.

- Về tôn giáo: Trên địa bàn huyện chủ yếu là không tôn giáo (chiếm khoảng trên 80% dân số), Phật giáo (chiếm khoảng 15%) và Thiên chúa giáo (chiếm tỷ lệ rất nhỏ < 1%). Trong nhiều năm vừa qua, huyện không có sự xáo trộn nhiều về vấn đề tôn giáo và dân tộc.

Người dân Bình Xuyên có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước, các cây màu lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi). Trong thời gian gần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đây, khi trên địa bàn huyện phát triển các khu công nghiệp đã tạo cho người dân Bình Xuyên làm quen dần với nếp sống công nghiệp, phù hợp với thực tế phát triển của huyện. Đây là những nhân tố mới, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Nguồn lao động của Bình Xuyên khá dồi dào, trẻ, khỏe, có văn hóa và trình độ chuyên môn đã từng bước được nâng lên, vì vậy cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những năm qua, huyện Bình Xuyên đã đạt được những bước tiến vượt bậc: nền kinh tế của huyện liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao của một nền sản xuất công nghiệp là chủ yếu, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm gần đây đạt 28,37%/năm (GTSX giá so sánh 1994) là mức cao ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Đời sống nhân dân huyện Bình Xuyên ngày càng được ổn định và có bước cải thiện. Các chương trình xoá đói, giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, được nhân dân đồng tình và tích cực thực hiện. Số hộ nghèo ngày càng giảm. Theo kết quả điều tra điều tra hộ nghèo của phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Bình Xuyên cuối năm 2013 số hộ nghèo toàn huyện là 1.002 hộ, chiếm tỷ lệ 3,27% tổng số hộ trong toàn huyện. So với tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc là 4,93% thì có thể nói công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Bình Xuyên là rất tốt. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bình Xuyên đứng thứ 3/9 huyện, thành thị, chỉ cao hơn thành phố Vĩnh Yên (2,24%) và thị xã Phúc Yên (3,04%).

Bảng 3.1: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo huyện Bình Xuyên cuối năm 2013

STT Đơn vị Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ %

1 TT Thanh Lãng 3.312 87 2,62

2 TT Hương Canh 4.256 147 3,45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Xã Đạo Đức 3.343 99 2,96 5 Xã Phú Xuân 1.497 44 2,94 6 Xã Tân phong 1.568 21 1,34 7 Xã Sơn Lôi 2.266 186 8,20 8 Xã Quất Lưu 1.425 25 1,75 9 Xã Tam Hợp 1.761 40 2,20 10 Xã Hương Sơn 1.722 40 2,32 11 Xã Thiện Kế 2.105 55 2,61 12 Xã Bá Hiến 3.340 145 4,34 13 Xã Trung Mỹ 1.795 53 2,95 Tổng cộng 30.601 1.002 3,27 Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH, 2013

Theo báo cáo kết quả điều tra của phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện thì nghèo đói ở huyện Bình Xuyên không đồng đều ở các xã, thị trấn trong huyện, cụ thể 10/13 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%, đây là những xã, thị trấn có điều kiện sản xuất nông nghiệp, buôn bán kinh doanh, làng nghề và lao động làm công nhân ở các công ty trong các khu công nghiệp nhiều, đặc biệt xã Trung Mỹ là một xã dân tộc miền núi, điều kiện tương đối khó khăn, nhưng những năm qua được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước (trong đó có chương trình cho vay ưu đãi) nên tỷ lệ hộ nghèo ở mức thấp; 3/13 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 3%, trong đó thị trấn Hương Canh 3,45%, xã Bá Hiến 4,34%, xã Sơn Lôi 8,2%, đây là những xã, thị trấn có dân số đông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thời gian qua các xã này nằm trong vùng quy hoạch khu công nghiệp của tỉnh, do vậy đã chuyển đổi một diện tích tương đối lớn đất nông nghiệp giành để phát triển công nghiệp, dẫn tới nông dân bị thu hồi đất chưa kịp chuyển đổi nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hộ nghèo ở huyện Bình Xuyên do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó có 8 nguyên nhân chủ yếu được tập hợp trong bảng số liệu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2: Các nguyên nhân nghèo chia theo xã, thị trấn ở huyện Bình Xuyên

TT Đơn vị Tổng số hộ nghèo Nguyên nhân Thiếu vốn SX Thiếu kiến thức, kinh nghiệm SXKD Thiếu đất Ốm đau, bệnh tật Đông con, không có việc làm Do mắc TNXH, lƣời LĐ Thiếu thông tin chính sách, thị trƣờng Nguyên nhân khác 1 TT Thanh Lãng 87 40 14 8 16 7 1 0 3 2 TT Hương Canh 147 53 40 38 32 17 5 0 5 3 TT Gia Khánh 60 21 17 9 6 7 0 1 6 4 Xã Đạo Đức 99 52 39 20 18 9 1 5 3 5 Xã Phú Xuân 44 29 12 10 5 5 2 1 5 6 Xã Tân phong 21 7 8 6 6 3 0 0 0 7 Xã Sơn Lôi 186 75 85 28 36 18 0 2 7 8 Xã Quất Lưu 25 10 8 2 9 12 0 0 1 9 Xã Tam Hợp 40 15 13 8 4 9 0 0 1 10 Xã Hương Sơn 40 18 18 13 3 1 0 0 0 11 Xã Thiện Kế 55 22 18 10 8 12 3 0 2 12 Xã Bá Hiến 145 65 20 42 14 19 0 1 3 13 Xã Trung Mỹ 53 23 19 7 5 10 0 1 1 Tổng toàn huyện 1.002 430 311 201 162 129 12 11 37 4 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Các số liệu trong biểu cho thấy trên địa bàn huyện Bình Xuyên nguyên nhân nghèo hàng đầu là thiếu vốn, nguyên nhân này chiếm đến 43% ; tiếp theo là các nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh (31%), thiếu đất (20%), bệnh tật (16%), đông người (13%), …Trình tự này đúng với hầu hết các xã, tuy có sự khác nhau về mức độ, sự khác nhau này phần nào phản ánh đặc điểm của từng vùng.

Theo điều tra 90 hộ trong diện hộ nghèo ở xã Đạo Đức, Bá Hiến và Trung Mỹ, cho thấy:

Bảng 3.3: Thông tin chung về các hộ nghèo điều tra

TT Tiêu chí Số hộ % 1 Số lao động/hộ 1 lao động 16 17,78 2 lao động 60 66,67 Từ 3 lao động trở nên 14 15,56 2 Số nhân khẩu/hộ

Dưới 3 nhân khẩu 25 27,78

4-5 nhân khẩu 43 47,78

Trên 6 nhân khẩu 22 24,44

3 Trình độ văn hóa của chủ hộ

Tiểu học 61 67,7 Trung học cơ sở 23 25,6 Trung học phổ thông 6 6,7 4 Đất đai (m2 /hộ) Dưới 1000 49 54,5 Từ 1000 – 3000 28 31,1 Trên 3000 13 14,4 5 Tài sản phục vụ sản xuất/hộ Dưới 3 triệu 46 51,1 Từ 3 – 7 triệu 23 25,6 Trên 7 triệu 21 23,3 6 Tài sản phục vụ tiêu dùng/hộ Dưới 5 triệu 31 34,4 5 – 10 triệu 41 45,6 Trên 10 triệu 18 20,0

7 Thành viên của tổ chức đoàn hội

Hội phụ nữ 58 64,4

Hội nông dân 38 42,2

Hội cựu chiến binh 11 12,2

Đoàn thanh niên 6 6,7

8 Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng

Từ 400.000 đ trở xuống 61 44,5

Từ 400.000 – 520.000 đ 24 26,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013

Theo kết quả điều tra cho thấy:

+ Về số nhân khẩu/hộ điều tra: Bình quân số nhân khẩu trên hộ là 4,7 nhân khẩu. Tiến hành phân tổ các hộ thành 3 nhóm: Dưới 3 nhân khẩu; 4 – 5 nhân khẩu; trên 6 nhân khẩu. Kết quả là có 25 hộ có 3 nhân khẩu trở xuống (chiếm 27,78% tổng số hộ), đây là những hộ gia đình trẻ và những hộ nghèo neo đơn như trong gia đình đó có vợ hoặc chồng đã qua đời; 43 hộ có số nhân khẩu từ 4 –5 (chiếm 47,78%), đây là cơ cấu gia đình bình thường, phù hợp với mức bình quân chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm lo ngại là số gia đình có số nhân khẩu trên 6 người với 22 hộ (chiếm 24,44%), số lượng người ăn theo cao trong khi số lao động ít, tạo ra của cải vật chất ít nhưng lại chi tiêu nhiều nên thu nhập bình quân đầu người thấp, chất lượng cuộc sống thấp và đây là nguyên nhân dẫn tới nghèo đói.

+ Về số lượng lao động/hộ: Số hộ chỉ có 1 lao động chiếm tỷ lệ tương đối lớn với 16 hộ chiếm 17,78% tổng số hộ, đây là những hộ neo đơn, nên xác suất rơi vào nghèo đói cũng rất lớn. Số hộ có 2 lao động là rất lớn, có tới 60 hộ chiếm 66,67% tổng số hộ điều tra, những hộ này thường có số nhân khẩu đông nhưng ít lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó có 15,56 % số hộ có từ 3 lao động trở lên, hộ có nhiều nhất là 4 lao động. Trong thực tế ở những gia đình có nhiều lao động nhưng họ vẫn rơi vào tình trạng nghèo đói vì lao động không qua đào tạo, chất lượng lao động thấp nên dẫn tới tình trạng không có việc làm và năng suất lao động thấp, thời gian rảnh rỗi nhiều.

+ Về trình độ của chủ hộ: Có đến 67,7% (tức 61 hộ) chủ hộ nghèo có trình độ tiểu học, đặc biệt trong số này có một vài chủ hộ không biết đọc, không biết viết; 25,6% chủ hộ có trình độ trung học cơ sở; 6,7% chủ hộ nghèo có trình độ trung học phổ thông. Với trình độ văn hoá thấp, kiến thức kinh nghiệm làm ăn ít sẽ làm giảm lợi tức từ tài sản và nguồn lực mà họ có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ như vốn vay, đất đai và ngăn cản họ tìm kiếm các công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn.

+ Về diện tích đất đai: Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất của các hộ nghèo là không cao, bình quân mỗi hộ có khoảng 2000 m2 đất, hộ thấp nhất chỉ có khoảng 45 m2 (ở xã Bá Hiến) và hộ cao nhất là 10200 m2 (ở xã Trung Mỹ)

Có 54,5% số hộ (49 hộ) có tổng diện tích đất đai dưới 1000 m2; 31,1% số hộ (28 hộ) có tổng diện tích đất từ 1000 - 3000 m2 và 14,4% (13 hộ) có tổng diện tích đất đai trên 3000 m2. Những nhóm hộ có diện tích đất thấp chủ yếu tập trung ở xã Bá Hiến, những nhóm hộ có tổng diện tích đất đai cao hơn chủ yếu là ở xã Trung Mỹ. Thiếu đất là một trong những yếu tố cản trở việc sản xuất kinh doanh đặc biệt là các hộ nghèothuần nông.

+ Tài sản phục vụ sản xuất: Có 51,1% (46 hộ) số hộ nghèo được điều tra có tổng giá trị tư liệu sản xuất (TLSX) dưới 3 triệu đồng, thậm chí nhiều hộ không hề có TLSX mà chỉ dùng sức lao động của mình đi làm thuê. Số hộ có tổng giá trị TLSX từ 3 - 7 triệu đồng chiếm 25,6% (23 hộ), đây là nhóm hộ có cây trồng vật nuôi và các tài sản khác như lợn, gà, cày bừa ... Gần 24% số hộ có tổng giá trị TLSX là trên 7 triệu đồng (21 hộ), đây là những hộ có trâu, bò, lợn, gà… thậm chí có đàn trâu, bò trị giá gần 100 triệu đồng.

Rõ ràng chúng ta có thể thấy phần lớn các hộ nghèo có TLSX rất ít và thô sơ, lạc hậu. Thậm chí nhiều hộ không đủ TLSX để phục vụ cho quá trình sản xuất vì vậy phải đi thuê ngoài với giá cao. Điều này xuất phát từ việc họ thiếu vốn nên không thể mua sắm nhiều các công cụ sản xuất và kết cục dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao, nghèo đói xảy ra.

+ Tài sản phục vụ tiêu dùng: Có thể nói tư liệu tiêu dùng (TLTD) là một

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)