Tạo lập và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 98 - 99)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

4.2.2.Tạo lập và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu

loại hộ nghèo trên địa bàn huyện theo tiêu chí của Chính phủ

Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo có vai trò rất quan trọng trong lộ trình thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của mỗi địa phương. Bởi quá trình và kết quả điều tra là căn cứ cơ bản để chính quyền địa phương đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, đồng thời đây cũng là căn cứ để hoạch định lộ trình xoá nghèo cụ thể cho từng năm cũng như từng giai đoạn. Quá trình điều tra, rà soát hộ nghèo yêu cầu phải tuân thủ đúng quy trình, đảm bảo điều tra khách quan, trung thực, kết quả phải phản ánh đúng thực trạng hộ nghèo.

Để vừa đảm bảo lợi ích của hộ nghèo, vừa đảm bảo hoạt động của Ngân hàng đạt được mục tiêu, ý nghĩa của nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, Ngân hàng CSXH cần làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, phân loại hộ nghèo chính xác theo tiêu chí của Chính phủ.

4.2.2. Tạo lập và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trên địa bàn trên địa bàn

Để tăng cường cho vay đối với hộ nghèo, một trong các điều kiện không thể thiếu đó là Ngân hàng CSXH phải có được nguồn vốn đủ lớn và chủ động nguồn vốn, vì vậy Ngân hàng CSXH phải quan tâm, chú trọng giải pháp tạo lập và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn.

Thực trạng, nguồn vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên trong những năm qua đó là nguồn vốn Trung ương chiếm tỷ trọng quá lớn (94- 98%). Thời gian tới, để tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên cần tập trung theo hướng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tiếp nhận và quản lý có hiệu quả nhằm bảo tồn (tránh thất thoát) và phát triển nguồn vốn Trung ương giao.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, từng bước tự chủ về nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo.

Trước tiên, tích cực triển khai công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. Để huy động vốn nhàn rỗi của dân cư trong nền kinh tế thị trường là việc làm rất khó khăn nhất là đối với Ngân hàng CSXH vì người dân hầu như chưa biết, chưa quen với chức năng huy động vốn của Ngân hàng CSXH. Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên cần phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác thực hiện tốt công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp dân cư biết, tin tưởng và gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng CSXH.

Cùng với việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên cần tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tích cực vận động, huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo qua hình thức tổ tiết kiệm vay vốn, với phương châm “góp gió thành bão”.

Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên cần tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu để chính quyền địa phương các cấp quan tâm, tạo điều kiện, hàng năm trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách để chuyển sang Ngân hàng CSXH bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 98 - 99)