Đẩy mạnh công tác đào tạo, bao gồm đào tạo cán bộ Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 102 - 103)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

4.2.7.Đẩy mạnh công tác đào tạo, bao gồm đào tạo cán bộ Ngân hàng

Chính sách xã hội, đào tạo ban quản lý tổ vay vốn, đào tạo cán bộ hội nhận ủy thác

- Đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Tăng thêm cán bộ Ngân hàng CSXH có năng lực chuyên môn phụ trách các xã, thị trấn. Những cán bộ Ngân hàng tiếp cận trực tiếp với người nghèo cần được giáo dục đào tạo nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, sự tận tâm với dân, nâng cao trình độ quản lý và trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và tư vấn tích cực cho hộ nghèo.

- Tổ TK & VV là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quy trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH, ban quản lý tổ là những người được bầu trong Tổ TK & VV, chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ. Vì vậy, để Tổ TK & VV thực sự là “cầu nối” giữa Ngân hàng CSXH với người nghèo, cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đẩy mạnh công tác tập huấn, thường xuyên đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cho đội ngũ ban quản lý tổ nhằm giúp họ nâng cao kỹ năng thực hiện tốt các nội dung nghiệp vụ (đối tượng cho vay, quy trình cho vay, hồ sơ thủ tục, thời hạn vay …), quản lý tín dụng, kiểm tra, giám sát, phát hiện, phòng ngừa rủi ro.

- Củng cố các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho đội ngũ cán bộ hội, giúp họ trở thành đại lý thực sự tin cậy của Ngân hàng CSXH.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 102 - 103)