Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ Ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh hà nội (Trang 63 - 66)

- Cấu trúc lại mô hình tổ chức và ứng dụng các mô hình quản lý, mô

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ Ban ngành có liên quan

Các cơ quan nhà nước đóng vai trị vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ một ngành nào trong nước. Trong lĩnh vực ngân hàng, nó lại càng đóng vai trị quan trọng hơn. Chính phủ tác động đến sự phát triển của các NH trước hết với vai trò của người quản lý và giám sát toàn hệ thống thông qua NHTW. Sự hoạt động lành mạnh và an toàn của hệ thống NHTM là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế ở một quốc gia. Do những mối liên chặt chẽ của toàn bộ hệ thống NHTM là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế ở một quốc gia. Do những mối liên kết chặt chẽ của toàn bộ hệ thống NHTM nên hoạt động của các ngân hàng phải chịu sự quản lý và giám sát của Nhà nước nói chung và các NHTW nói riêng. Tuy nhiên Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cũng phải có những chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM ngày càng phát triển, có thể tham gia tốt vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế như trong giai đoạn hiện nay.

Một là Chính phủ cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, trong đó

cần chú ý tới việc đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật, nhất là đối với các luật có liên quan đến hoạt động NH (như Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ xung, Luật doanh nghiệp, luật thương mại…). Bên cạnh đó, có thể chế cơ chế, luật lệ của từng NHTM cần được rà soát, chỉnh sửa , bổ sung đảm bảo tính thống nhất theo tinh thần đổi mới và yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo sự cạnh tranh và thích ứng nhanh cho các NHTM nhất là các NHTM quốc doanh. Hiện nay, Luật NH còn nhiều điều khoản chưa phù hợp,

làm giảm tính tự chịu trách nhiệm, tính thời cơ của NHTM, cần được sửa đổi để công cuộc cải cách được thành công. Mặt khác cần chú ý tới việc thực hiện của các cơ quan thực thi pháp luật các cấp, nhằm xây dựng được môi trường kinh doanh thông thoáng lành mạnh hơn, qua đó tạo điều kiện cho các NH hoạt động ngày càng có hiệu quả, an toàn và bền vững,

Hai là tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM quốc doanh nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập và giúp các NHTM quốc doanh thực hiện tốt vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tiền tệ.

Ba là nâng cao hơn nữa vai trò của hiệp hội Ngân hàng. Thông qua các

hoạt động của mình, Hiệp hội quan tâm tới lợi ích của các NHTM thành viên, tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa các NHTM để hướng tới mục tiêu phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Sự hợp tác cùng phát triển của hệ thống các NHTM VN sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho toàn hệ thống và từng NHTM sẵn sàng bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là cần hoàn thiện, bổ sung kịp thời những văn bản pháp lý có liên

quan đến hoạt động thanh toán XNK: Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro pháp lý trong giao dịch TTQT là sự thiếu vắng của các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quá trình thanh toán. Ở Việt Nam hiện nay ngoài UCP 600 và một số thông lệ quốc tế khác ta không có một văn bản luật hay dưới luật nào đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa người mua và người bán trong giao dịch TTQT. Khi có tranh chấp thương mại xảy ra, trọng tài quốc tế có thể phán quyết đối với quan hệ mua bán giữa hai bên mà không đề cập đến quan hệ chi trả giữa các ngân hầng. Hơn nữa, cũng không có một văn bản pháp luật nào của Việt Nam qui định nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng mở khi có tranh chấp xảy ra, chưa có văn bản qui định hướng dẫn các giao dịch XNK để các ngân hàng áp dụng vào thực tế. Chỉ áp dụng UCP600 và giao dịch TTQT là chưa đủ khi có tranh chấp xảy ra. Chính phủ

cần có những văn bản pháp lý về mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương với TTQT, nêu lên quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà NK, XK và NH khi tham gia và quan hệ TTQT. Do vậy cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

• Cần tạo hành lang pháp lý cho giao dịch giữa NH và khách hàng trong quan hệ tín dụng thư. Cho đến nay hầu hết các khách hàng đến yêu cẩu mở L/C đều không có văn bản pháp lý có tính chấp hợp đồng được thỏa thuận bằng văn bản. mà chỉ có những giấy tờ như: thư yêu cầu mở L/C, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng, …Các chứng từ này chỉ đơn giản là các giao dịch ngân hàng, không thể hiện tính chấp pháp lý ràng buộc giữa hai bên gây ra khó khăn cho tòa án khi xảy ra xét xử tranh chấp.

• Quyền được miễn thanh toán của ngân hàng mở khi quan hệ giao nhận hàng được trọng tài tuyên bố hủy bỏ.

• Quyền được nhận hàng của ngân hàng mở khi người thế chấp lô hàng mất khả năng thanh toán.

• Quyền được bảo lưu số tiền chiết khấu của ngân hàng chiết khấu trong quan hệ mua đứt bán đoạn. Cần phải có quy chế chiết khấu hối phiếu lập theo thư tí dụng, cần có văn bản qui định việc giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng chiết khấu và đơn vị chiết khấu.

• Quy định tòa án nào sẽ giải quyết khi xảy ra tranh chấp thư tín dụng trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

Năm là cần nâng cao nghiệp vụ ngoại thương đối với các doanh nghiệp

XNK tại Việt Nam để tránh những sai lầm không đáng có khi ký kết hợp đồng XNK. Khi soạn thảo hợp đồng phải tìm hiểu kỹ về thủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản trước khi ký, hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, lưu ý những bất lợi mà người bán cố tình đưa vào. Các doanh nghiệp

Việt Nam cần phải có đội ngũ chuyên trách, có trình độ nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực XNK, được đào tạ cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu các luật về thương mại và TTQT và thận trọng trong việc lựa chọn đối tác làm ăn phải là các đối tác có uy tín trên thị trường quốc tế, buôn bán sòng phẳng có quan hệ lâu dài, cần thu thập thông tin về đối tác từ nhiều nguồn tin cậy khác nhau như từ NH, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, qua báo chí, …để tổng hợp, phân tích chính xác các thông tin về đối tác.

Một phần của tài liệu xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh hà nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w