Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TTQT

Một phần của tài liệu xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh hà nội (Trang 60 - 62)

- Cấu trúc lại mô hình tổ chức và ứng dụng các mô hình quản lý, mô

3.2.3. Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TTQT

Cán bộ nhân viên trong ngân hàng đóng vai trị quan trọng quyết định sự hoạt động có hiệu quả hay không của ngân hàng. Hơn nữa ta có thể thấy

trong giai đoạn hiện nay, để tồn tại và phát triển theo kịp các ngân hàng khu vực và trên thế giới, đòi hỏi ngành ngân hàng nói chung và từng NHTM nói riêng phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ quốc tế có trình độ chuyên môn và năng lực ngày càng cao. NH có thể tập trung vào một số vấn đề như:

- Việc tuyển chọn cán bộ cần có một chuẩn mực nhất định, tránh tình trạng tùy tiện, dễ dãi dẫn đến việc thu nhận một đội ngũ cán bộ thiếu năng lực chuyên môn có thể dẫn đến tổn thất, mất mát ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của NH đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, có liên quan đến yếu tố ngoại thương rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh NH như chuyển tiền đến nước bị cấm vận vị ngân hàng nước ngoài phong tỏa gây rủi ro trong thanh toán, xử lý điện SWIFT nhầm lẫn gây nên đã chuyển tiền hai lần (duplicate)… vì vậy SGD phải tuyển chọn những cán bộ có trình độ thực sự vào làm việc.

- Có kế hoạch để không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ NH. Trong TTQT, SGD cần chú trọng đào tạo cán bộ không chỉ tinh thông về mặt nghiệp vụ chuyên môn về thanh toán quốc tế, về thông lệ và tập quán quốc tế, về điều kiện thương mại quốc tế mà còn phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định bằng cách như: thường xuyên nhân viên đi đào tạo về chuyên môn và ngoại ngữ ở trong và ngoài nước; tổ chức đào tạo tại chỗ bằng cách mời các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm về giảng dạy; VCB Hà Nội cũng cần tập trang bị các kiến thức về pháp luật cho họ vì hiện nay trong TTQT, các thông tư quyết định của chính phủ và NHTW về quản lý ngoại hối để vận dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình. Làm được điều này sẽ đảm bảo cho hoạt động NH phù hợp pháp luật, tạo được uy tín cho NH rất nhiều.

- Có chính sách khuyến khích cán bộ, nhân viên tích cực học tập để nâng cao trình độ, chỉ có như vậy thì nhân viên mới đáp ứng được yêu cầu

công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, đủ sức hội nhập và theo kịp sự phát triển của cộng đồng tài chính, NH quốc tế. Nhất là lĩnh vực TTQT, mọi xử lý nghiệp vụ trong hoạt động này đều liên quan đến các doanh nhân nước ngoài, NH nước ngoài, sự bất đồng về ngôn ngữ, trình độ sẽ dẫn đến hậu quả khó lường trước.

Tóm lại, nếu VCB Hà Nội có những nhân viên, chuyên gia, lãnh đạo giỏi, tinh thông nghiệp vụ TTQT thì xử lý công việc sẽ nhanh chóng hơn, thị phần TTQT sẽ tăng hơn, hiệu quả mang lại từ hoạt động TTQT sẽ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh hà nội (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w