2009 2010 Tăng/ giảm 2010 so với

Một phần của tài liệu xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh hà nội (Trang 33 - 38)

2009

Tuyệt đối Tương đối (%)

Tổng dư nợ 2.524 3.125 3.932 807 25.80%

Nợ xấu 142,14 163,4 237,7 +74,3 45%

Tỷ lệ nợ xấu trên

tổng dư nợ 5,63% 5,22% 6%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Hà Nội từ năm 2008 - 2010)

Cơ cấu dư nợ cho vay đến 31/12/2010 theo loại tiền vay: dư nợ cho vay VND đạt 2.834 tỷ đồng chiếm 70% tổng dư nợ, tăng 24% so với thời điểm 31/12/2009. Dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 1.098 tỷ quy VND chiếm 30% tổng dư nợ, tăng 30% so với 31/12/2009. Theo thời hạn vay : dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.993 tỷ đồng, chiếm 76% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 939 tỷ đồng, chiếm 14% tổng dư nợ.

Nợ xấu tính đến hết ngày 31/12/2010 là 237,7 tỷ đồng chiếm 6% tổng dư nợ cho thấy nỗ lực của Ban giám đốc trong nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu bên cạnh việc phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, luôn duy trì được mức dư nợ cho vay hợp lý và đảm bảo định hướng tăng trưởng tín dụng của hệ thống.

VCB Hà Nội có thực hiện việc cho vay với các hình thức cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay bất động sản và vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận với tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng (804 tỷ đồng chiếm khoảng 25% tổng dư nợ). Trong cho vay theo lãi suất thỏa thuận dư nợ cho vay đối với nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đầu tư phát triển đạt

528 tỷ đồng, dư nợ cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng đạt 276 tỷ đồng và còn lại là cho vay với nhu cầu vốn phục vụ đời sống chủ yếu là mua đồ dùng trang thiết bị gia đình.Thị phần dư nợ cho vay đối với VND – USD – Quy VND của VCB Hà Nội trên địa bàn Hà Nội năm 2010 lần lượt là 0,83% - 0,046% - 0,79% có giảm so với cuối năm 2009.

2.1.2.3. Tình hình dịch vụ ngân hàng, phát hành và thẻ thanh toán

Bảng 2.4: Tăng giảm dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngoại thương Hà Nội năm 2010

Đơn vị: 1. Tài khoản; 2.Triệu đô; 3. Nghìn USD; 4,5. Khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng/Giảm Tuyệt đối Tương đối So với kế hoạch(%)

1. Số lượng tài khoản cá

nhân mở mới 17.46 20.079 2.169 15% 2. Chuyển tiền đến 52,72 56,6 3.88 +7,36% 95,86% 3.Dịch vụ chi trả tiền Money Gram 589,5 616 +26,5 +4,5% 4. Số lượng khách hàng đăng ký SMS Banking 31.16 23.786 7.374 31% 87,6% 5. Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng InternetBanking 22.908 16.02 6.888 43% 95.30%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng VCB Hà Nội từ năm 2008 - 2010)

Phát triển tốt công tác dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động và gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Kết quả một số mặt hoạt động của chi nhánh được thể hiện dưới bảng sau:

Ngoài ra ngân hàng còn có hoạt động thanh toán thẻ và dịch vụ trả lương tự động. Tính đến ngày 31/12/2010 hầu hết các chỉ tiêu về thẻ tại chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2010, số lượng thẻ Connect24 đạt 19.381 thẻ, tăng 9,3% so với năm 2009 và hoàn thành 129% kế hoạch năm; thẻ Ghi nợ Quốc tế đạt 6.405 thẻ, tăng 32,5% so với năm 2009 và hoàn thành 160% kế hoạch năm; thẻ tín dụng quốc tế đạt 1.351 thẻ, tăng 34% so với năm 2009 và hoàn thành 135% kế hoạch năm 2010. Với nỗ lực của toàn Chi nhánh, hiện nay số đơn vị chấp nhận thẻ của VCB HN là 65 đơn vị, vượt đơn vị so với kế hoạch và nâng tổng số đơn vị chấp nhận thẻ tại Chi nhánh lên 170 đơn vị.Về dịch vụ trả lương tự động thì tính đến cuối năm 2010 VCB Hà Nội có 320 doanh nghiệp và tổ chức sử dụng dịch vụ đổ lương qua tài khoản tại Chi nhánh.

2.1.2.4. Tình hình hoạt động thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu

Năm 2010 là năm khó khăn đối với hoạt động thanh toán XNK tại Chi nhánh do chính sách của nhà nước trong việc hạn chế nhập khẩu, biến động phức tạp của tỷ giá lên thị trường, sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá Ngân hàng và tỉ giá thị trường tự do dẫn đến khách hàng có nguốn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu găm giữ USD và bán với giá cao vì vậy lượng ngoại tệ Chi nhánh mua được từ khách hàng rất hạn chế, Chi nhánh không đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu của khách hàng… đối với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá cao như một số NHTM cổ phần khác nên nhiều khách hàng đã chuyển hoạt động thanh toán XNK sang ngân hàng khác.

Bảng 2.5: Thanh toán XNK tại VCB Hà Nội từ 2008 - 2010

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009 Thực hiện năm 2010

So sánh cùng kỳ 2009-2010 Tuyệt

đối Tương đối

Nhập

khẩu 273,907.78 259,685.96 216,000.63 -43.00 -6,59% Xuất khẩu 216,379.03 173,260.81 176,856.59 3.00 + 0,78% Tổng kim

ngạch 409,286.81 432,946.77 392,857.22 -40.00 -3,13%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Hà Nội từ năm 2008 - 2010) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Hà Nội từ năm 2008 - 2010)

Bên cạnh đó, cạnh tranh giành khách hàng và thị phần trong hoạt động thanh toán XNK giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng lớn cũng tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động thanh toán XNK tại chi nhánh.

Về hoạt động bảo lãnh, năm 2010 dư nợ bảo lãnh đạt 190 tỷ đồng tăng 2,85% so với năm 2009, vượt 24,2% so với kế hoạch của VCB TW giao cho là 161 tỷ đồng.

2.1.2.5. Công tác kinh doanh ngoại tệ

Trong năm 2010 tình hình ngoại tệ trên thị trường ngoại hối diễn biến phức tạp. Mặc dù ngày 17/8/2010 NHNN đã tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND nhằm áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt và phản ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng tình hình cung cầu ngoại tệ vẫn diễn biến phức tạp. Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng luôn chạm mức kịch trần cho phép và giá USD tại thị trường tự do luôn cao hơn mức giá trần tại các ngân hàng. Điều này cho thấy các giao dịch trên thị trường tiền tệ chưa phản ánh được đúng tính thị trường, và luôn có áp lực cần điều chỉnh giảm giá VND so với USD.

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh ngoại tệ từ năm 2008 đến 2010

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu

Năm Năm Năm Tăng/Giảm

Tuyệt đối Tương đối

Doanh số mua

vào ngoại tệ 423 316.3 166.4 -149.9 -52%

Doanh số bán

ra ngoại tệ 405 316.2 166.3 -149.9 -52%

Tổng doanh số 828 632.5 332.7 -299.8 -47.40%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Hà Nội từ năm 2008 - 2010)

Trước diễn biến thực tế cũng như xu hướng tăng tỷ giá đồng USD, VCB HN luôn có các chính sách chủ động và có chính sách thu hút ngoại tệ để giải quyết kịp thời các nhu cầu cho khách hàng nhập khẩu, trả nợ vay… và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Một số chính mà VCB đã và đang áp dụng

nhằm thu hút ngoại tệ là: Cơ chế lãi suất huy động USD thỏa thuận, chính sách ưu đãi lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu và cam kết bán ngoại tệ cho VCB Hà Nội... nhưng lượng USD VCB Hà Nội mua được vẫn không đủ đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu có quan hệ với VCB.

2.2. Thực trạng xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế tại VCB Hà Nội tế tại VCB Hà Nội

2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT đối với VCB Hà Nội Hà Nội

2.2.1.1. Hệ thống pháp lý quốc tế về thanh toán quốc té

- Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ. Quy tắc này do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành năm 1933, sau đó sửa đổi cho phù hợp với điều kiện buôn bán và thanh toán quốc tế vào các năm 1957, 1962, 1974, 1984 và mới đây nhất là UCP600 có hiệu lực từ 1/07/2007

- e.UCP 1.1 – Bản phụ trương UCP 600 áp dụng trong trường hợp xuất trình các chứng từ điện tử

Bằng tiếng Anh: Supplement to UCP No.600 for Electronic

presentation - Version 1.1 gọi tắt là eUCP1.

- Tập quán ngân hàng quốc tế dựng để kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán TDCT- ISBP 681

Bằng tiếng Anh: International Starndard Banking Practice for the

examination of documentary credits – ISBP 681.

Một phần của tài liệu xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh hà nội (Trang 33 - 38)