Định hướng phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Hà Nội đến năm

Một phần của tài liệu xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh hà nội (Trang 52 - 54)

- Cấu trúc lại mô hình tổ chức và ứng dụng các mô hình quản lý, mô

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Hà Nội đến năm

Thương mại Cổ phần Ngoại thương Hà Nội đến năm 2020

Sau khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua nước ta được báo là đang trên đà phục hồi nhưng chưa vững chắc, vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn như: biến động tỷ giá, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thiên tai dịch bệnh diễn biến khó lường, hạ tầng cơ sở còn chưa đồng bộ, sự chênh lệch phát triển kinh tế các vùng miền…là những khó khăn trong công tác quản lý và triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong những năm tiếp theo.Quán triệt tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng gần nhất đã đề ra và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế quốc tế cũng như nắm bắt chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, ngành ngân hàng nói chung và VCB nói riêng đã đề ra định hướng phát triển kinh tế đối ngoại đến năm 2020 như sau:

 Một là, tiếp tục duy trì thị phần kinh doanh đối ngoại tại Việt Nam. Trong những năm tới có thể nói đây là một thách thức lớn nhất đối với VCB vì Ngân hàng vừa phải tự khẳng định mình thông qua việc nỗ lực đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế về ngân hàng vừa phải cạnh tranh gay gắt hơn với các ngân hàng nước ngoài nhất là khi những hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài đang dần được dỡ bỏ nhằm đáp ứng những hiệp định đã được ký kết. Việc có duy trì được thị phần kinh doanh đối ngoại ngay trên thị trường nội địa hay không sẽ chính là nhân tố quyết định tới việc thành công trong quá trình hướng ra thị trường nước ngoài.

 Hai là, phục vụ tốt doanh nghiệp trong nước khi các doanh nghiệp

này vươn ra hoạt động tại thị trường nước ngoài.

Có thể nói rằng đây là định hướng quan trọng nhất trong hoạt động đối ngoại mà Ngân hàng cần đạt được. Định hướng này đòi hỏi Ngân hàng phải xác định được các loại hình sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp, để làm được điều này, ngân hàng cần trả lời được những vấn đề như: hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực nào, ở thị trường nào, quy mô ra sao .... Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ có sự phối hợp triển khai các dịch vụ ngân hàng quốc tế nhằm phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, và đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Ba là, tìm kiếm cơ hội đầu tư an toàn trên thị trường quốc tế.

Thực tế trong thời gian qua cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng không phải khi nào cũng được tận dụng trên thị trường trong nước. Trong khi đó, bản thân Ngân hàng lại chư có đủ trình độ để so sánh với các ngân hàng quốc tế, chưa đủ sức tham gia vào các hoạt động kinh doanh đòi hỏi kỹ năng và trình độ quản lý rủi ro cao. Do đó, chúng ta chỉ nên dừng ở định hướng là tìm kiếm các cơ hội đầu tư an toàn nếu nguồn vốn ngoại tệ chưa được các doanh nghiệp

trong nước tận dụng hết. Đầu tư ra nước ngoài để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhưng phải an toàn, phù hợp với trình độ quản lý của Ngân hàng, nhất là quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện các giao dịch.

Một phần của tài liệu xu hướng dịch chuyển các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương – chi nhánh hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w