Chứng từ liên quan đến thuế TNDN

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (2) (Trang 33 - 144)

L ời mở đầu

1.3.2.1. Chứng từ liên quan đến thuế TNDN

Hóa đơn GTGT; bảng kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác; bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí khác; giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà Nước ; Các chứng từ thanh toán như; phiếu chi, phiếu thu, giấy báo nợ…

1.3.2.2. Kế toán thuế TNDN:

a. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 3334- Thuế TNDN. Tài khoản này phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn nộp vào Ngân sách Nhà Nước .

b.Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3334:

Bên nợ:

 Số thuế TNDN đã nộp.

 Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiên hành trong năm hiện tại.

 Số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính.

Bên có:

 Số thuế TNDN phải nộp.

 Số thuế TNDN các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại.

Số dư bên có:

 Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu.

Số dư bên nợ:

 Số thuế TNDN nộp thừa.

 Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN phải nộp của các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu các năm trước.

c. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản 3334- Thuế TNDN.

Số thuế TNDN phải nộp trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hiện hành. Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp xác định khi kết thúc năm tài chính được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn số thuế TNDN phải nộp do sai sót không trọng yếu được ghi giảm trừ chi phí thuế TNDN hiện hành và được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

Doanh nghiệp được điều chỉnh số dư đầu năm tài khoản 3334-Thuế TNDN và tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối, đối với số thuế TNDN phải nộp them hoặc số thuế TNDN phải nộp giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

d. Sơ đồ kế toán:

Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan thuế TNDN

1.3.2.3.Kế toán chi phí thuế TNDN:

a. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN. Tài khoản dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm:chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN

Bên nợ:

 Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm.

 Thuế TNDN của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN năm hiện tại. Bên có:

 Chi phí thuế TNDN được điều chỉnh giảm do đã ghi nhận trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán năm

 Chi phí thuế TNDN được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước.

 Kết chuyển chi phí thuế TNDN vào bên nọ tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ. Số thuế quyết toán

nhỏ hơn số tạm nộp 111,112

Khi nộp thuế TNDN

Thuế TNDN tạm nộp

Số thuế quyết toán lớn hơn số tạm nộp

821

c. Một số quy định cần chú ý khi hạch toán tài khoản này:

Chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất TNDN hiện hành.

Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN.

Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế TNDN tạm nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp trong năm, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN. Trường hợp số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN là khoản chênh lệch đó .

Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán (tăng hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN của năm phát hiện sai sót.

Trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu liên quan đến số thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp điều chỉnh vào số dư đầu năm cảu các tài khoản 3334- Thuê TNDN và các tài khoản liên quan khác mà không phải ghi nhận vào tài khoản 821-Chi phí thuế TNDN.

Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trog năm sang tài khoản 911-Xác định kết quả kinh doanh- để xác định kết quả sản xuất kinh doanh năm.

d. Sơ đồ kế toán:

1.4. KẾ TOÁN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1.4.1. Các căn cứ kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

1.4.1.1. Đối tượng nộp thuế

Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu đều là đối tượng nộp thuế. Nếu xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác, thì tổ chức được ủy thác là đối tượng nộp thuế.

1.4.1.2. Đối tượng chịu thuế:

Là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận Quốc tế, bưu điện Quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Thuế TNDN tạm tính Nộp thuế 3334 821 Điều chỉnh giảm số thuế phải nộp trong khi quyết toán năm

Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN

111,112 821 911

1.4.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân có hàng hóa thực tế xuất , nhập khẩu; giá tính thuế và thuế suất.

a.Số lượng từng mặt hàng xuất, nhập khẩu: Là số lượng ghi trong tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

b. Giá tính thuế :

 Đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng, giá tính thuế là giá FOB được quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm chịu thuế.

 Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập kể cả phí vận tải, bảo hiểm theo hợp đồng, giá tính thuế là giá CIF, được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm tính thuế.

 Trong trường hợp hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trong hợp đồng quá thấp so với giá mua, giá bán thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế là giá do Nhà Nước quy định.

c. Thuế suất:

Căn cứ vào chính sách xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Nhà Nước quy định biểu thuế theo danh mục, hàng hóa chịu thuế và khung thuế suất đối với từng mặt hàng.

1.4.1.4.Hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế:

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xét hoàn lại cho các đối tượng chịu thuế sau: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu Giá tính thuế của hàng hóa Thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu x = x

 Hàng nhập khẩu đã nộp thuế mà còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu, nhưng được phép tái xuất.

 Hàng đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất nữa.

 Hàng đã nộp thuế theo tờ khai, nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn.

 Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

 Hàng tạm nhập để tái xuất, hàng tạm xuất để tái nhập, được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

1.4.2. Kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

1.4.2.1. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 3333 - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tài khoản này phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn nộp vào Ngân sách Nhà Nước.

1.4.2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3333- Thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu .

Bên nợ :

 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp vào Ngân sách Nhà Nước.  Các nghiệp vụ làm giảm số thuế phải nộp.

Bên có:

 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp vào Ngân sách Nhà Nước. Số dư có:

 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn phải nộp Ngân sách Nhà Nước . Số dư nợ:

 Số thuế nộp thừa vào Ngân sách Nhà Nước.

a.Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan thuế xuất khẩu:

b. Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan thuế nhập khẩu:

1.5. KẾ TOÁN THUẾ TÀI NGUYÊN:

1.5.1. Các căn cứ thuế tài nguyên:

Thuế tài tài nguyên là loại thuế thu vào việc khai thác tài nguyên thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước ta.

1.5.1.1. Đối tượng nộp thuế:

Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề kinh doanh, hình thức hoạt động, có địa điểm cố định, hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không, có khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.5.1.2. Đối tượng chịu thuế:

Là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

511

333(3333) 111,112

Thuế xuất khẩu phải nộp Doanh thu hàng xuất khẩu

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên thuế xuất khẩu

151,152,155,211…

333(3333) 331

Giá trị hàng nhập khẩu phải trả người bán

Thuế nhập khẩu phải nộp

1.5.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Căn cứ tính thuế là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất.

a. Giá tính thuế tài nguyên:

Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế GTGT. Giá bán bằng tổng doanh thu (chưa VAT) của tài nguyên bán ra chia cho sản lượng tài nguyên tương ứng bán ra trng tháng.

Trường hợp tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu đơn vị sản phẩm tài nguyên(FOB). Trường hợp doanh nghiệp vừa tiêu thụ nội địa vừa xuất khẩu thì phần tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên chưa thuế GTGT, phần xuất khẩu là giá xuất khẩu.

Trường hợp tài nguyên khai thác chưa có giá bán thì căn cứ vào giá bán thực tế tài nguyên cùng loại trên địa bàn. Trường hợp tài nguyên chứa nhiều chất thì giá tính thuế theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng từng chất trong tài nguyên khai thác.

Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân.

Giá tính thuế đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận – nơi tài nguyên được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên.

Giá tính thuế đối với gỗ là giá bán tại bãi giao (kho, bãi khai thác).

b.Thuế suất thuế tài nguyên:

Tùy từng loại tài nguyên khác nhau sẽ có mức thuế suất khác nhau do Quốc Hội ban hành Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác Số tài nguyên tài được miễn giảm (nếu có) = x x - Thuế suất Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

1.5.2. Kế toán thuế tài nguyên:1.5.2.1. Tài khoản sử dụng: 1.5.2.1. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 3336- Thuế tài nguyên. Tài khoản này phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và số thuế tài nguyên còn phải nộp vào Ngân sách Nhà Nước.

1.5.2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3336- Thuế tài nguyên..

Bên nợ:

 Thuế tài nguyên đã nộp vào Ngân sách Nhà Nước.  Các nghiệp vụ làm giảm số thuế phải nộp.

Bên có:

 Thuế tài nguyên phải nộp Ngân sách Nhà Nước. Số dư có:

 Thuế tài nguyên còn phải nộp vào Ngân sách Nhà Nước. Số dư nợ:

 Số thuế nộp thừa vào Ngân sách Nhà Nước.

1.5.2.3. Sơ đồ kế toán:

Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan thuế tài nguyên

1.6. KẾ TOÁN THUẾ NHÀ ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT, CÁC LOẠI THUẾ

KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC KHOẢN NỘP KHÁC.

1.6.1. Các căn cứ kế toán thuế nhà đất, tiền thuê đất, các loại thuế khác, phí, lệ

phí và các khoản nộp khác.

Thuế nhà đất, tiền thuê đất là loại thuế thu vào việc sử dụng đất , nhà đất của các tổ chức , cá nhân theo quy định của Nhà Nước .

333(3336) 627

111,112

Khi nộp thuế Thuế tài nguyên phải

nộp

Các loại thuế khác ; Thuế môn bài là loại thuế nộp 01 lần /năm ngay từ tháng đầu năm dương lịch (Đối với cơ sở đang kinh doanh) hoặc ngay sau khi thành lập, được cấp mã số thuế (Đối với cơ sở mới thành lập) theo bậc thuế môn bài. Bậc thuế môn bài đối với tổ chức kinh tế độc lập được xác định căn cứ vào vốn năm trước liền kề, đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể, các đối tượng khác (của hàng, cửa hiệu,….) bậc thuế dựa vào thu nhập bình quân tháng.

Phí là khoản thu mang tính chất bù đấp chi phí thường xuyên về xây dựng bảo dưởng, duy tu của Nhà Nước đối với những hoạt động người nộp phí. Những hoạt động mang tính chất phổ biến như phí giao thông, thủy lợi phí. Và loại phí mang tính chất địa phương như: quỹ bảo vệ trật tự, an ninh, phí cầu đường ở thôn, xã.

Lệ phí là khoản thu mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho Ngân sách Nhà Nước như lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng, lệ phí hải quan.

1.6.2. Kế toán thuế nhà đất, tiền thuê đất, các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. khoản phải nộp khác.

1.6.2.1. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất. Tài khoản này phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà Nước .

Tài khoản 3338- Các loại thuế khác.Tài khoản này phản ánh số thuế phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà Nước của các loại thuế khác. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại thuế.

Tài khoản 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Tài khoản này phản ánh số thuế phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà Nước của khoản phí,

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (2) (Trang 33 - 144)