KẾ TOÁN THUẾ TNDN

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (2) (Trang 29 - 144)

L ời mở đầu

1.3. KẾ TOÁN THUẾ TNDN

1.3.1 Các căn cứ kế toán thuế TNDN:

Thuế TNDN là thuế trực thu, thu vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước.

1.3.1.1. Đối tượng nộp thuế:

a. Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức sản xuất,kinh doanh hàng hóa , dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của luật này, bao gồm :Doanh nghiệp Nhà Nước ; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi tắt là hợp tác xã); tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp...

b.Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm:

 Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh;

 Hộ kinh doanh cá thể;

 Cá nhân hành nghề độc lập: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ và cá nhân hành nghề độc lập khác;

 Cá nhân cho thuê tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.

c. Cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt là hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay ở nước ngoài.

d. Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.

1.3.1.2. Căn cứ tính thuế TNDN:

Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế TNDN.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với sở kinh doanh là 25%.

Thuế suất áp dụng đối với từng cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án đầu tư, từng cơ sở kinh doanh.

. Đối vối hoạt động xổ số kiến thiến nộp thuế TNDN với thuế suất 25%. Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản thu nhập sau thuế của hoạt động xổ số kiến thiết.

a. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là doanh thu

Thuế TNDN phải nộp Thu nhập

chịu thuế Doanh thu

Chi phí hợp lý Các khoản thu nhập khác = - + Thu nhập tính thuế Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định Thu nhập được miễn thuế Thu nhập chịu thuế = - + Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) Thuế suất thuế TNDN = - *

không có thuế GTGT. Còn đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là doanh thu bao gồm thuế GTGT.

Doanh thu được tính bằng Đồng Việt Nam, trường hợp có doanh thu ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ tại thời điểm phát sinh doanh thu ngoại tệ.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng.

b. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế:

Các khoản chi phí này bao gồm:

 Chi chí khấu hao tài sản cố định sử dụng hoạt động sản suất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thực tế sử dụng vào sản xuất.

 Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của bộ Luật Lao động.

 Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến, y tế, đào tạo lao động theo chế độ quy định, tài trợ cho giáo dục.

 Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện , nước,sữa chữa tài sản cố định, tiền thuê tài sản cố định,kiểm toán, dịch vụ pháp lý…

c. Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế:

 Chênh lệch về mua, bán chứng khoán.

 Thu nhập khác về quyền sở hữu, sử dụng tài sản.

 Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

 Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

 Lãi tiền gửi, cho vay vốn, lãi hàng bán trả chậm.

 Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ kế toán nay đòi được.

 Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

 Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh của các năm trước bị bỏ sót nay phát hiện ra.

 Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.

 Thu nhập từ chuyển nhượng vốn...

d. Thu nhập được miễn thuế:

 Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết, mua cổ phần với các doanh nghiệp trong nước.

 Khoản tài trợ nhận được sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân đạo….

 Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kĩ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp như: dịch vụ tưới tiêu nước, dịch vụ cày bừa…

e. Xác định lỗ và chuyển lỗ:

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp sau quyết thuế mà bị lỗ, thì số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau, thời gian chuyễn lỗ không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Quá thời hạn 05 năm kể từ sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa bù trừ hết thì không được giảm trừ tiếp.

f. Trích lập quỹ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập , nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN.

Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập, nếu doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% quỹ hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp bị truy thu thuế TNDN và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó tính trên

khoản thu nhập đã trích quỹ mà doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc dùng không đúng mục đích.

1.3.2. Kế toán thuế TNDN:

1.3.2.1. Chứng từ liên quan đến thuế TNDN:

Hóa đơn GTGT; bảng kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác; bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí khác; giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà Nước ; Các chứng từ thanh toán như; phiếu chi, phiếu thu, giấy báo nợ…

1.3.2.2. Kế toán thuế TNDN:

a. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 3334- Thuế TNDN. Tài khoản này phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn nộp vào Ngân sách Nhà Nước .

b.Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3334:

Bên nợ:

 Số thuế TNDN đã nộp.

 Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiên hành trong năm hiện tại.

 Số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính.

Bên có:

 Số thuế TNDN phải nộp.

 Số thuế TNDN các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại.

Số dư bên có:

 Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu.

Số dư bên nợ:

 Số thuế TNDN nộp thừa.

 Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN phải nộp của các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu các năm trước.

c. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản 3334- Thuế TNDN.

Số thuế TNDN phải nộp trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hiện hành. Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp xác định khi kết thúc năm tài chính được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn số thuế TNDN phải nộp do sai sót không trọng yếu được ghi giảm trừ chi phí thuế TNDN hiện hành và được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

Doanh nghiệp được điều chỉnh số dư đầu năm tài khoản 3334-Thuế TNDN và tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối, đối với số thuế TNDN phải nộp them hoặc số thuế TNDN phải nộp giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

d. Sơ đồ kế toán:

Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan thuế TNDN

1.3.2.3.Kế toán chi phí thuế TNDN:

a. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN. Tài khoản dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm:chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN

Bên nợ:

 Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm.

 Thuế TNDN của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN năm hiện tại. Bên có:

 Chi phí thuế TNDN được điều chỉnh giảm do đã ghi nhận trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán năm

 Chi phí thuế TNDN được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước.

 Kết chuyển chi phí thuế TNDN vào bên nọ tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ. Số thuế quyết toán

nhỏ hơn số tạm nộp 111,112

Khi nộp thuế TNDN

Thuế TNDN tạm nộp

Số thuế quyết toán lớn hơn số tạm nộp

821

c. Một số quy định cần chú ý khi hạch toán tài khoản này:

Chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất TNDN hiện hành.

Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN.

Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế TNDN tạm nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp trong năm, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN. Trường hợp số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN là khoản chênh lệch đó .

Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán (tăng hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN của năm phát hiện sai sót.

Trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu liên quan đến số thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp điều chỉnh vào số dư đầu năm cảu các tài khoản 3334- Thuê TNDN và các tài khoản liên quan khác mà không phải ghi nhận vào tài khoản 821-Chi phí thuế TNDN.

Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trog năm sang tài khoản 911-Xác định kết quả kinh doanh- để xác định kết quả sản xuất kinh doanh năm.

d. Sơ đồ kế toán:

1.4. KẾ TOÁN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1.4.1. Các căn cứ kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

1.4.1.1. Đối tượng nộp thuế

Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu đều là đối tượng nộp thuế. Nếu xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác, thì tổ chức được ủy thác là đối tượng nộp thuế.

1.4.1.2. Đối tượng chịu thuế:

Là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận Quốc tế, bưu điện Quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Thuế TNDN tạm tính Nộp thuế 3334 821 Điều chỉnh giảm số thuế phải nộp trong khi quyết toán năm

Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN

111,112 821 911

1.4.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân có hàng hóa thực tế xuất , nhập khẩu; giá tính thuế và thuế suất.

a.Số lượng từng mặt hàng xuất, nhập khẩu: Là số lượng ghi trong tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

b. Giá tính thuế :

 Đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng, giá tính thuế là giá FOB được quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm chịu thuế.

 Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập kể cả phí vận tải, bảo hiểm theo hợp đồng, giá tính thuế là giá CIF, được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm tính thuế.

 Trong trường hợp hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trong hợp đồng quá thấp so với giá mua, giá bán thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế là giá do Nhà Nước quy định.

c. Thuế suất:

Căn cứ vào chính sách xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Nhà Nước quy định biểu thuế theo danh mục, hàng hóa chịu thuế và khung thuế suất đối với từng mặt hàng.

1.4.1.4.Hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế:

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xét hoàn lại cho các đối tượng chịu thuế sau: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu Giá tính thuế của hàng hóa Thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu x = x

 Hàng nhập khẩu đã nộp thuế mà còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu, nhưng được phép tái xuất.

 Hàng đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất nữa.

 Hàng đã nộp thuế theo tờ khai, nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn.

 Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

 Hàng tạm nhập để tái xuất, hàng tạm xuất để tái nhập, được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

1.4.2. Kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

1.4.2.1. Tài khoản sử dụng:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (2) (Trang 29 - 144)