Hình thức Nhật ký chung

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ truyền thanh - truyền hình hà nội (bts) (Trang 27 - 86)

Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi

vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp và định khoản nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các nhật ký để ghi sổ theo các trình tự nghiệp vụ phát sinh.

Các loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký chung; các sổ, thẻ chi tiết; sổ cái. 1.5.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản: Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng

hợp. Hình thức này tách riêng việc ghi sổ theo thời gian và việc ghi sổ theo tài khoản.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Các loại sổ sử dụng: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ thẻ chi tiết.

Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái

Hình thức này phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ghi chép bị trùng lắp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trế nhất là trong điều kiện kế toán thủ công.

Đặc trưng cơ bản: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép

theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ duy nhất là nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Các loại sổ sách sử dụng: Nhật ký sổ cái; sổ, thẻ kế toán chi tiết

Hình thức này có ưu điểm đơn giản, dễ ghi chép nhưng chỉ thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ, ít tài khoản kế toán

1.5.4. Hình thức nhật ký chứng từ.

Đặc trưng cơ bản: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ

để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ, bảng kê và sổ chi tiết có liên quan.

Các loại sổ sách sử dụng: Nhật ký chứng từ, bảng kê, Sổ cái, sổ hoặc thẻ kế

toán chi tiết.

Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp lớn có nhiều nghiệp vụ. Việc kiểm tra đối chiếu được tiến hành ngay trên các sổ kế toán đòi hỏi trình độ nghiệp vụ phải cao.

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán doanh thu, kế toán chi phí, kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.6.1. Nhân tố khách quan.

a) Các chuẩn mực, các nguyên tắc kế toán.

Kế toán là một bộ phận quan trọng trong Doanh nghiệp. Kế toán là cầu nối giữa người ra quyết định với các hoạt động kinh tế và với các kết quả của các quyết định của họ. Hay nói cách khác, Kế toán nhận diện các hoạt động kinh tế phát sinh, phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế và truyền tải thông tin đến người sử dụng thông tin. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán không chỉ có các đối tượng bên trong là những nhà quản lý, các nhà marketing mà còn có cả các đối tượng bên ngoài quan trọng như các nhà đầu tư, các chủ nợ, cơ quan thuế, cơ quan nhà nước khác có liên quan. Vì vậy để thông tin kế toán dễ hiểu, dễ quản lý và đảm bảo tính thống nhất và minh bạch giữa các Doanh nghiệp, Bộ Tài Chính đã ra quy định rất rõ ràng, chặt chẽ việc ghi nhận các nghiệp vụ kế toán phát sinh thông qua các chuẩn mực kế toán. Vì vậy, tất cả các Doanh nghiệp phải tuân theo khuôn mẫu, chuẩn mực chung đó để thực hiện. Một số chuẩn mực quy định liên quan tới kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh như:

Tại chuẩn mực số 14- Doanh thu và thu nhập khác có quy định cụ thể điều kiện ghi nhận đối với từng loại doanh thu cụ thể, cách xác định doanh thu và từng loại doanh thu bao gồm những nội dung gì (Chương 1 của luận văn cũng được trình bày theo vào các quy định tại chuẩn mực này)

Tại chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho nói rất rõ các chi phí nào được tính vào giá vốn hàng bán, chi phí nào tính vào giá trị tài sản, và cách tính các giá vốn hàng bán…

Hay tại chuẩn mực số 16 – Chi phí lãi vay cũng quy định rõ chi phí đi vay là các chi phí gì, chi phí nào được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí đủ các điều kiện gì thì được vốn hóa…

b) Đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chuẩn mực kế toán quy định chung cho tất cả các Doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình thực hiện, tùy vào loại hình kinh doanh mà các Doanh nghiệp vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp mình. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng theo quy định chung.

Ví dụ cụ thể tại Công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Theo Quyết định 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ “Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, sử dụng hạ tầng của đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật truyền hình trả tiền để truyền tải nguyên vẹn nội dung chương trình, kênh chương trình được cung cấp bởi đơn vị cung cấp nội dung đến thuê bao truyền hình trả tiền”. Như vậy, theo quyết định này đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chỉ đơn thuần là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình nên nguồn thu chủ yếu là từ các thuê bao từ các dịch vụ truyền hình như truyền hình cáp, truyền hình độ nét cao…nên doanh thu chỉ được ghi nhận sau khi đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Khách hàng của loại hình doanh nghiệp này rất lớn chủ yếu là các hộ gia đình ở nhiều khu vực khác nhau. Do vậy để dễ dàng thu tiền thuê bao hàng tháng thì doanh nghiệp sử dụng một đội ngũ các thu ngân tại các địa bàn đó. Và doanh thu, các khoản phải thu cước thuê bao hàng tháng sẽ được ghi nhận theo từng thu ngân chứ không theo dõi theo từng khách hàng cụ thể.

1.5.2. Nhân tố chủ quan.

a) Quan điểm của nhà quản trị:

Quan điểm của nhà quản trị ảnh hưởng rất lớn tới công tác kế toán tại đơn vị. Bởi vì khi nhà quản trị nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán thì nhà quản trị sẽ có những sự quan tâm, đầu tư thích đáng giúp cho công tác kế toán vận hành hiệu quả.

b) Trình độ của nhân viên kế toán.

Tuy kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh được quy định rất cụ thể tại các chuẩn mực kế toán nhưng do trình độ của các nhân viên kế toán tại các đơn vị là khác nhau thì việc áp dụng các chế độ kế toán vào thực tế cũng khác nhau. Khi trình độ nhân viên kế toán kém dẫn tới có thể hiểu sai và vận dụng sai các chuẩn mực đó vào công tác kế toán thực tế. Hoặc có thể do trình độ hạn chế nên nhân viên kế toán không thể xác định, phân biệt được các loại doanh thu, chi phí dẫn tới việc ghi nhận không đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh…

c) Đạo đức của nhà quản lý và nhân viên kế toán.

Như đã nói ở trên kế toán doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh liên quan phản ánh trực tiếp kết quả hoạt động của Doanh nghiệp, ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư, các chủ nợ và liên quan đến nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với nhà nước. Chính vì vậy đôi khi có sự thông đồng giữa nhà quản lý Doanh nghiệp với nhân viên kế toán nhằm cố tình làm sai lệch kết quả doanh thu, chi phí, lợi nhuận để dễ dàng thu hút vốn đầu tư hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam, cụ thể:

Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu mang tính chất lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc áp dụng vào thực tiễn sẽ có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, để nghiên cứu sâu hơn, em sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ở Công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội để có cái nhìn tổng quan và có sự so sánh giữa lý luận và thực tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHI VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TRUYỀN THANH

TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI (BTS).

2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội Truyền hình Hà Nội

Tên gọi: Công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội. Tên quốc tế: Hanoi Broadcasting and Television Service Join stock Company Tên viết tắt : BTS

Địa chỉ : 30 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội Số điện thoại : 04 3537 5549 Fax: 04.3857 2782 Vốn điều lệ : 35.000.000.000 đồng

Ngân hàng giao dịch : Ngân hàng TMCP Công thương VN – CN Đống Đa Công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh – Truyền hình Hà Nội có tiền thân là Xí nghiệp Truyền thanh Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1393/QĐ-UB ngày 03/7/1993 của UBND Thành phố Hà Nội. Sau được đổi thành Công ty Dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội - là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội là một trong những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến trả tiền (Truyền hình cáp Hà Nội - HCATV) hàng đầu tại Việt Nam phục vụ khách hàng trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Trên thị trường, HCATV được nhắc đến như một đơn vị đi đầu trong việc sở hữu bản quyền, sản xuất và truyền dẫn nhiều kênh chương trình truyền hình đặc sắc, chất lượng cao với 69 kênh chương trình Analog và 87 kênh chương trình truyền hình số SD/HD .

Từ năm 2000 trở về trước, Công ty là một doanh nghiệp hết sức khó khăn vì chủ yếu chỉ phục vụ hệ thống truyền thanh phường, xã, mức thu rất thấp không đủ trang trải hoạt động, đời sống CBCNV không được đảm bảo, hầu như không có tài sản gì đáng kể, đã có lúc đứng trước nguy cơ giải thể. Sau khi được Thành phố đổi tên và giao nhiệm vụ mới, được sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Giám đốc Đài PT-TH Hà Nội và sự chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của UBND Thành phố, Công ty mạnh dạn

hình cáp hữu tuyến (CATV) trên địa bàn Thủ Đô. Đồng thời, Công ty đã tổ chức khai thác tiềm năng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty về các ngành nghề truyền thống như: xây dựng các công trình truyền thanh, khai thác sản xuất chương trình kết hợp với việc khởi xướng và thực hiện các hoạt động mới như: kinh doanh xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin và liên kết đào tạo. Đến nay Công ty đã phát triển khá ổn định, có tốc độ tăng trưởng qua từng năm và bước đầu khẳng định được thương hiệu BTS - Truyền hình cáp Hà Nội với khách hàng và công chúng.

*) Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp:

- Xây dựng mạng truyền hình cáp hữu tuyến tại Thủ đô Hà Nội;

- Nhận thầu thiết kế, thi công các công trình truyền thanh có dây và không dây;

- Kinh doanh thiết bị truyền thanh, phát thanh truyền hình, vật tư ngành văn hoá viễn thông, vật tư phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và phục vụ vận tải;

- Dịch vụ sao băng, trao đổi chương trình phát thanh truyền hình với các Đài địa phương trong nước;

- Tư vấn, thiết kế, thi công công trình xây dựng các mạng nội bộ tại các chung cư, toà nhà cao tầng.

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội. dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội.

Để thấy rõ được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, em sẽ nghiên cứu và phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây từ năm 2009 đến năm 2011 như sau:

Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm 2009-2011-

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 69.569.000.000 86.299.953.460 116.567.092.500

2. Các khoản giảm trừ 709.950.620 738.457.545 795.745.410

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp DV 68.859.049.380 85.561.495.915 115.771.347.090

4. Giá vốn hàng bán 55.638.111.899 69.185.025.597 94.469.419.225

5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp

dịch vụ 13.220.937.481 16.376.470.318 21.301.927.865

6. Doanh thu hoạt động tài chính 75.986.830 86.971.586 127.836.702

7. Chi phí tài chính 7.574.495.432 8.812.834.079 11.577.134.709 - Trong đó: Lãi vay phải trả 7.195.770.660 8.195.935.694 10.303.649.891

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.751.274.407 5.818.181.722 6.946.280.825

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 971.154.472 1.832.426.103 2.906.349.032

11. Thu nhập khác 98.679.000 109.357.950 115.156.726

12. Chi phí khác 69.668.950 75.589.210 94.568.500

13. Lợi nhuận khác 29.010.050 33.768.740 20.588.226

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.000.164.522 1.866.194.843 2.926.937.258

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 250.041.130 466.548.711 731.734.315

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 750.123.391 1.399.646.132 2.195.202.944

Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu So sánh ngang So sánh dọc Năm 2009 -2010 Năm 2010- 2011 Số tuyệt đối (VNĐ) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (VNĐ) Số tương đối (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.730.953.460 24,05 30.267.139.040 35,07 2. Các khoản giảm trừ 28.506.925 4,02 57.287.865 7,76

3. Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp DV 16.702.446.535 24,26 30.209.851.175 35,31 100 100 100

4. Giá vốn hàng bán 13.546.913.698 24,35 25.284.393.629 36,55 80,80 80,86 81,60

5. Lợi nhuận gộp bán

hàng và cung cấp dịch vụ 3.155.532.837 23,87 4.925.457.546 30,08 19,20 19,14 18,40

6. Doanh thu hoạt động

tài chính 10.984.756 14,46 40.865.116 46,99 0,11 0,10 0,11

7. Chi phí tài chính 1.238.338.647 16,35 2.764.300.630 31,37 11,00 10,30 10,00 - Trong đó: Lãi vay

phải trả 1.000.165.033 13,90 2.107.714.197 25,72 10,45 9,58 8,90

8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 1.066.907.315 22,46 1.128.099.103 19,39 6,90 6,80 6,00

10. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 861.271.631 88,69 1.073.922.929 58,61 1,41 2,14 2,51

11. Thu nhập khác 10.678.950 10,82 5.798.776 5,30 0,14 0,13 0,10

12. Chi phí khác 5.920.260 8,50 18.979.290 25,11 0,10 0,09 0,02

13. Lợi nhuận khác 4.758.690 16,40 -13.180.514 -39,03 0,04 0,04 0,02

14. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 866.030.321 86,59 1.060.742.415 56,84 1,45 2,18 2,53

15. Chi phí thuế TNDN

hiện hành 216.507.580 86,59 265.185.604 56,84 0,36 0,55 0,63

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp 649.522.741 86,59 795.556.812 56,84 1,09 1,64 1,90

(Do tác giả tính toán, phân tích dựa trên nguồn Báo cáo tài chính của Công ty năm 2009- 2011)

- Nhận xét:

*) Đối với hoạt động doanh thu:

Qua số liệu 3 năm cho thấy, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (trong cả 3 năm Doanh thu thuần từ

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ truyền thanh - truyền hình hà nội (bts) (Trang 27 - 86)