Xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ truyền thanh - truyền hình hà nội (bts) (Trang 71 - 75)

kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội (BTS)

a) Về tổ chức bộ máy kế toán

- Tổ chức thêm bộ phận kế toán quản trị:

Bộ máy kế toán hiện nay của Công ty đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên hiện nay hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của thi thị trường dịch vụ truyền hình đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có các quyết định nhanh chóng kịp thời trong kinh doanh. Do đó, Công ty nên nghiên cứu phương án bổ sung một bộ phận thực hiện các công việc phục vụ công tác kế toán quản trị. Để thực hiện điều này, tùy thuộc vào quy mô, trình độ nhân viên Công ty có thể thực hiện các hình thức như sau:

+) Hình thức kết hợp: Tổch ứ c kết h ợp giữa kế toá n tà i ch ính với

kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán. Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm.

+) Hình thức tách biệt: Trong phòng Kế toán – Tài chính của Công ty, bộ

phận kế toán quản trị được tách biệt với bộ phận kế toán tài chính. Nhân viên kế toán quản trị phải là người có năng lực, trình độ chuyên môn.

Nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị này là cung cấp các thông tin đã được xử lý theo yêu cầu của nhà quản trị để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định liên quan tới hoạt động kinh doanh của Công ty như: sử dụng các nguồn lực như thế nào cho hiệu quả, quản lý chi phí liên quan tới cung cấp dịch vụ như thế nào để tăng tính cạnh tranh về giá trên thị trường....

b) Về hệ thống tài khoản:

Kế toán Công ty nên xem xét việc sử dụng hệ thống tài khoản đã đăng ký một cách chính xác và đầy đủ, thể hiện ở việc hạch toán chi phí bán hàng vào TK 641 và nghiệp vụ giảm giá hàng bán vào tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán. Cụ thể sẽ được nêu ở từng phần hành kế toán của các nghiệp vụ này.

c) Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ:

Chứng từ là công cụ đầu tiên ghi chép lại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để hạch toán các nghiệp vụ và ghi sổ kế toán. Vì vậy, việc luân chuyển chứng từ kịp thời là vô cùng quan trọng. Do đó, các đơn vị hạch toán báo sổ nên chủ động phân loại và thường xuyên tập hợp và luân chuyển chứng từ về Phòng kế toán – tài chính 1 tuần/lần. Để giảm bớt công tác kế toán tại phòng Kế toán – Tài chính vào cuối tháng

d) Về kế toán doanh thu

*) Đối với kế toán giảm giá hàng bán.

Do giảm giá hàng bán xuất phát từ nguyên nhân quan trọng là do chất lượng cung cấp dịch vụ kém chất lượng. Vì vậy, kế toán cần thiết phải hạch toán riêng khoản mục này để biết tỷ lệ doanh thu bị giảm chiếm bao nhiêu % trên tổng doanh thu, giúp các nhà quản lý nắm được tình hình và ra các quyết định cần thiết như nâng cao chất lượng tín hiệu, nâng cao công tác chăm sóc khách hàng... nhằm giảm tỷ lệ giảm giá cước cho khách hàng.

Để khắc phục điều này phải bắt đầu từ khâu phát hành hóa đơn cước thuê bao tại phòng thu CATV. Khi xác định được khách hàng được hưởng giảm giá thì phòng thu chủ động phát hành hóa đơn thu cước ghi rõ tiền cước thuê bao thực tế là bao nhiêu, giảm trừ cho khách là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, phòng thu lập bảng giám sát theo dõi chi tiết số lượng hóa đơn và số tiền giảm giá. Trên cơ sở đó, số tiền thu ngân nộp về và bảng giám sát thự hiện kế toán ghi nhận riêng bút toán giảm giá như sau:

Nợ TK 532 Nợ TK 33311 Có TK 111

Phòng thu CATV có thể lập bảng giám sát thực hiện như sau:

Số lượng Số tiền Tổng SL hóa đơn phát hành SL hóa đơn được giảm giá trong tổng SL hóa đơn phát hành Tổng số tiền trước khi giảm giá Số tiền giảm giá cho khách hàng Số tiền thực tế phải thu về

e) Về kế toán chi phí

*) Đối với kế toán giá vốn hàng bán:

-) Về việc xác định giá vốn

Do đặc thù kinh doanh dịch vụ truyền hình tại Công ty có đan xen trong việc sử dụng TSCĐ là các hạ tầng mạng kỹ thuật và các phòng máy trung tâm nên việc phân bổ khấu hao cũng như chi phí nhân công là tương đối khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác quản trị kinh doanh của Công ty, kế toán có thể phân bổ các chi phí giá vốn của từng loại dịch vụ theo tỷ lệ doanh thu của từng loại dịch vụ đó so với tổng doanh thu cung cấp dịch vụ trong kỳ.

Dựa vào tỷ lệ phân bổ này kế toán hạch toán :

Nợ TK 632- chi tiết cho dịch vụ Có TK 154

- Về kế toán giá vốn hàng bán:

Để kế toán giá vốn hàng bán thực đúng chế độ, tránh tình trạng “làm tắt” như hiện nay đối với việc tập hợp chi phí của các công trình truyền thanh và các công trình độc lập khác, kế toán Công ty cần thực hiện ghi sổ kế toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí trực tiếp phát sinh vào đúng các tài khoản 621, 622, 627 và mở chi tiết cho từng công trình. Sau đó, cuối kỳ kết chuyển số phát sinh trên các tài khoản này sang tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và cuối cùng mới kết chuyển từ tài khoản 154 sang tài khoản 632 – giá vốn hàng bán, giống như trình tự kế toán hoạt động truyền hình cáp hiện nay của Công ty. Cụ thể:

- Khi phát sinh các chi phí liên quan tới công trình kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan để hạch toán chi phí:

Nợ TK 621, 622, 627-Chi tiết công trình Có TK có liên quan

- Khi quyết toán công trình được duyệt, kế toán hạch toán Nợ TK 154- Chi tiết công trình

Có TK 622, 622, 627-Chi tiết công trình Và kết chuyển 154 sang 632

Nợ TK 632-chi tiết công trình Có TK 154-chi tiết công trình

*) Đối với kế toán bán hàng:

Giá vốn của dịch vụ cần

= Doanh thu của dịch vụ truyền hình kỹ thuật số trong kỳ x Tổng giá vốn dịch vụ trong kỳ trong kỳ Tổng doanh thu dịch vụ trong kỳ

Để khắc phục tình trạng chi phí bán hàng không được phản ánh rõ ràng như hiện nay mà vẫn đảm bảo tính tiện lợi. Công ty có thể vẫn theo dõi hoa hồng phí của các nhân viên tiếp thị theo từng Trung tâm và tại phòng thu CATV theo dõi riêng lương của các thu ngân.Và khi hạch toán, kế toán hạch toán riêng chi phí lương và các khoản trích theo lương của các nhân viên tiếp thị và thu ngân vào tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Điều này sẽ giúp cho nhà quản lý theo dõi được tình hình phát triển các dịch vụ trong tháng để kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh cho phù hợp. Hạch toán riêng này là cần thiết trong tình hình Công ty đang ngày càng mở rộng kinh doanh như hiện nay. Việc này hoàn toàn có thể làm được khi sử dụng phần mền kế toán nên việc theo dõi không mất nhiều thời gian và chi phí. Trong kỳ, kế toán dựa vào bảng lương theo dõi được theo các Trung tâm và phòng thu. Kế toán hạch toán:

- Lương phải trả cho thu ngân và nhân viên tiếp thị Nợ TK 641

Có TK 334

- Các khoản trích theo lương: Nợ TK 641

Nợ TK 334 Có TK 338

f) Một số giải pháp hỗ trợ khác:

*) Cải tiến khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng các phần mền kế toán:

Trong tương lai, Công ty nên có phương hướng tích hợp hai phần mềm kế toán và phần mềm Quản lý khách hàng và tính cước thuê bao làm một nhằm thuận tiện cho việc theo dõi số liệu. Vì chức năng nhiệm vụ hiện nay của Phòng thu các dịch vụ CATV gắn liền với công tác quản lý tài chính là khoản thu phí lắp đặt và cước phí thuê bao (là nguồn doanh thu chính của Công ty) cũng như việc phát hành hóa đơn truyền hình cáp, là một bộ phận quan trọng trong công tác kế toán. Việc sử dụng chung một phần mềm, sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho các cán bộ Phòng Kế toán–Tài chính trong việc tra cứu và kiểm tra số liệu. Khi đó, vẫn sẽ phân quyền cho Phòng thu các dịch vụ CATV thực hiện các công việc chuyên về quản lý hoá đơn và tính cước thuê bao tháng cho khách hàng để giảm tải công việc của nhân viên kế toán. Cán bộ Phòng Kế toán tuỳ theo công việc được phân công vẫn hoàn toàn có thể nắm bắt được các thông tin chi tiết về doanh thu truyền hình cáp của Công ty và các

thông tin chi tiết liên quan đến tình hình thanh toán cước thuê bao của các khách hàng thông qua phần mềm.

*) Quan tâm phát triển nguồn nhân lực:

- Để phù hợp với hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và đảm bảo sự cạnh tranh của công ty trên thị trường, ban lãnh đạo Công ty lên có những giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên phòng kế toán. Cụ thể:

+) Thường xuyên tổ chức đào tạo, cập nhập các chế độ, thông tư mới cho các nhân viên kế toán

+) Có các chế độ đãi ngộ tốt cho các nhân viên kế toán để các nhân viên chuyên tâm trong công tác

*) Thực hiện các chính sách ưu đãi cho khách hàng

Hiện nay, tại Công ty chưa phát sinh các nghiệp vụ chiết khấu thương mại cho các khách hàng lớn. Tuy nhiên, để thu hút và tạo quan hệ lâu dài với các khách hàng lớn này Công ty nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng này. Công ty có thể giảm giá hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết hợp đồng với giá trị lớn.

Ví dụ : Khi có nghiệp vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng với giá trị hợp đồng lớn thì công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu cho khách hàng theo tỷ lệ phần trăm phù hợp và được định khoản như sau

Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại Có TK 131: Phải thu khách hàng Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng

Có TK 521: Chiết khấu thương mại

Do sự cạnh tranh giữa các nhà mạng trên địa bàn Hà Nội rất lớn nên để tăng tính cạnh tranh Công ty nên thường xuyên đưa ra các hoạt động giảm giá cước, các chính khách khuyến mãi lắp đặt dịch vụ để thu hút khách hàng.

3.2. Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ truyền thanh - truyền hình hà nội (bts) (Trang 71 - 75)