Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn. Do vậy, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này. Trong thời gian tới để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, Chính phủ cần chỉ đạo NHNN và các Bộ ngành liên quan tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
Trước hết cần tiếp tục đồng bộ hệ thống luật pháp, điều tiết trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước; nghiên cứu các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ trong những trường hợp cần thiết trên nguyên tắc được thể chế hóa, công bố công khai cho nhà đầu tư và chỉ áp dụng khi có những nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống tài chính.
Thứ hai, cần phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này được cụ thể hóa bằng việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty, Ngân hàng thương mại nhà nước và gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán; thúc đẩy những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện niêm yết đồng thời tiến hành rà soát để có thể bán tiếp phần vốn của Nhà nước tại các công ty cổ phần mà Nhà nước không cần giữ cổ phiếu chi phối.
Mặt khác, cần đa dạng hóa các loại hình trái phiếu trên thị trường như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp..., phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, chứng khoán hóa tài sản và các khoản nợ...
Thứ ba, thị trường tài chính phải phát triển theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với các thị trường khu vực, quốc tế.
Để làm được điều đó cần củng cố và phát triển thị trường tiền tệ an toàn, hiệu quả, có tính cạnh tranh và chuyên nghiệp cao. Phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ sơ cấp và thứ cấp, thị trường nội tệ và ngoại tệ lien Ngân hàng, thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc .
Đồng thời sớm hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt nhằm tạo kênh huy động vốn; hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh; thị trường chứng khoán hóa các khoản cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng... hay việc phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp.
Thứ tư, cần phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường bằng cách thúc đẩy tăng số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... cũng như việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài vào hoạt động.
Thứ năm, phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp như Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm... tham gia vào thị trường. Đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để thu hút vốn dân cư tham gia; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo quy định.
Thực hiện những giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các NHTM, nhờ đó các NHTM có thể nâng cao được hiệu quả huy động vốn.
KẾT LUẬN
Là một trong những chi nhánh lớn thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng BIDV Thăng Long đã từng bước làm tốt công tác huy động vốn, công tác huy động vốn của Ngân hàng đã đạt được hiệu quả nhất định, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Thành công đó bước đầu khẳng định sự đúng đắn trong các chính sách chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, NHNN và trong đường lối kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn. Để làm được điều này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân Ngân hàng trong việc tìm tòi, phát triển các hình thức huy động mới có hiệu quả, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao hiệu qủa hoạt động Marketing, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên,… cũng rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, của NHNN trong việc tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi để Ngân hàng làm tốt công tác này.
Mặc dù đã có thời gian tìm hiểu nghiên cứu, song do năng lực và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên những giải pháp và kiến nghị nêu ra trong luận văn có thể chưa đầy đủ và cụ thể. Nhưng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
NGƯT.TS Lê Thị Xuân (chủ biên)- NXB Thống kê 2006 2. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp
TS. Nguyễn Đăng Nam, PGS.TS Nguyễn Đình Nhiệm - NXB Tài chính 2001
3. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng TS.Tô Ngọc Hưng(chủ biên) – NXB Thống kê 4. Giáo trình tín dụng ngân hàng
TS.Hồ Diệu (chủ biên) – NXB Thống kê 5. Quản trị ngân hàng thương mại
6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009, 2010, 2011 của NHĐT&PT Thăng Long.
7. Tài liệu hướng dẫn phân tích tình hình kinh doanh của ngân hàng BIDV 8. Website www.google.com.vn
9. Website www.vnexpress.com
10. Website www.bidv.com.vn
11. Website www.sbv.gov.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1...3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ ...3
SỬ DỤNG VỐN CỦA NHTM...3
1.1. Vốn và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NHTM...3
1.1.1. Sơ lược về vốn của NHTM...3
1.1.2. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn và mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM...7
1.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...9
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ...10
1.2. Nội dung của hoạt động sử dụng vốn ...13
1.2.1. Hoạt động ngân quỹ...13
1.2.2. Hoạt động tín dụng...14
1.2.3. Hoạt động đầu tư...17
1.2.4. Hoạt động khác...17
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ...18
1.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hoạt động tín dụng...18
1.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn khác...20
1.3.3. Nhóm chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ...21
CHƯƠNG 2...24
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG...24
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam...24
2.1.1. Giới thiệu chung...24
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh...26
2.2. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long...26
2.2.1. Khái quát môi trường kinh tế xã hội, sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long...26
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long...28
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long từ 2009 – 2011 30 2.3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long năm 2009...30
2.3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long năm 2010...35
2.3.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long năm 2011...42
2.3.4. Tổng quát hoạt động kinh doanh BIDV Thăng Long...48
CHƯƠNG 3...58
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ...58
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG...58
3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của chi nhánh Thăng Long...58
3.1.1. Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động...59
3.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư...60
3.1.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn...61
3.1.4. Phát triển các dịch vụ có liên quan đến hoạt động huy động vốn...63
3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing...66
3.1.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngân hàng...67
3.2. Một số kiến nghị ...67
3.2.1. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định...67
3.2.2. Đẩy mạnh sự phát triển hoạt động thanh toán không dung tiền mặt...68
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh...70
3.2.4. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính...71
BIDV
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày…...tháng…...năm 2012. GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP Đơn vị thực tập: ... ... Nguời hướng dẫn thực tập:...
Điện thoại liên hệ: ...
Họ và tên sinh viên thực tập: ...Mã sinh viên: ...
Lớp: ...Khoa: ...
Thời gian thực tập: Từ ngày...tháng……năm…….đến ngày….…tháng….…năm...
Bảng nhận xét: Tiêu chí đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém Thái độ thực tập Ý thức kỷ luật Tác phong Khả năng công việc hoàn thành Khả năng hòa nhập thích nghi Tính năng động sáng tạo Nhận xét chung:... ... ... ... …………...,Ngày……….tháng………...năm 2012 Giám đốc ngân hàng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
GVHD Giáo viên hướng dẫn CKNN Chứng khoán nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại CKDN Chứng khoán doanh nghiệp NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TCV Tái cấp vốn VHĐ Vốn huy động
NHTW Ngân hàng trung ương VTC Vốn tự có
TCK Tái chiết khấu TGTK Tiền gửi tiết kiệm
GTCG Giấy tờ có giá KHCN Khoa học công nghệ
HQSDV Hiệu quả sử dụng vốn GDP Tổng thu nhập quốc nội
BLĐ Ban lãnh đạo TGTC Trung gian tài chính
TD Tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế
CKTP Chiết khấu thương phiếu KTQD Kinh tế quốc doanh TGKKH Tiền gửi không kì hạn TGCKH Tiền gửi có kì hạn
TSCĐ Tái sản cố định KTNQD Kinh tế ngoài quốc doanh
TSĐB Tài sản đảm bảo CNTT Công nghệ thông tin
KH Khách hàng TCTC Tổ chức tài chính
DADT Dự án đầu tư CCDC Công cụ dụng cụ
CP Chính phủ NH Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình tín dụng tổng hợp...15
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của BIDV Thăng Long...29
Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn...30
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn...31
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu tín dụng...32
Bảng 2.4: Chất lượng tín dụng...33
Bảng 2.5: Cho vay và hỗ trợ lãi suất...34
Bảng 2.6: Quy mô huy động vốn...36
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn...37
Bảng 2.8: Mức độ tập trung khách hàng lớn...38
Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu tín dụng...38
Bảng 2.10: Chất lượng tín dụng ...40
Bảng 2.11: Tình hình thu nợ, lãi ngoại bảng...42
Bảng 2.12: Q uy mô huy động vốn...43
Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn...44
Bảng 2.14: Mức độ tập trung khách hàng lớn...44
Bảng 2.15: Quy mô và cơ cấu tín dụng...46
Bảng 2.16: Về chất lượng tín dụng...46
Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn theo đối tượng khách hàng...50
Bảng 2.18: Kết quả hoạt động kinh doanh...51
Bảng 2.19: Thu dịch vụ ròng giai đoạn 2009 -2011...52
Bảng 2.20: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng giai đoạn 2008-2011...53