Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long năm 2011

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 42 - 48)

trợ của NHTW, cộng với sự nỗ lực, cố gắng của Ban lãnh đạo cũng như CBCNV Chi nhánh, kết thúc năm 2011 kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được những chuyển biến tích cực, nhất là lĩnh vực huy động vốn, cụ thể như sau:

- Chênh lệch thu chi trước trích DPRR (không gồm thu nợ HTNB): 89,4 tỷ đồng.

- Huy động vốn cuối kỳ đạt 4.023 tỷ đồng bằng 112% so với năm 2010. - Thu dịch vụ ròng (không tính KDNT): 31,9 tỷ đồng, đạt 89% KH năm 2011. - Thu phí KDNT: 6,524tỷ đồng, bằng 266% cả năm 2010, đạt 82% so với KH 2011.

- Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 1.379 tỷ đồng, đạt 97% KH năm 2011. - Thu nợ hạch toán ngoại bảng 83,5 tỷ đồng.

- Chấp hành và tuân thủ đúng các chỉ đạo của NHTW.

- Năm 2011, Chi nhánh được NHTW xếp loại hoàn thành Tốt nhiệm vụ.

2.3.3.1. Công tác huy động vốn

Bảng 2.12: Q uy mô huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 31/12/2010 KH năm 2011 TH 31/12/2011 % KH % so 2010

HĐV BQ 3085 3600 3349 93.03 108.56 HĐV cuối kỳ 3593 3900 4023 103.15 111.97 Dân cư 1395 1760 1752 99.55 125.59 TCKT 1522 1340 1304 97.31 85.68 ĐCTC 676 800 967 120.88 143.05

Đến 31/12/2011, huy động vốn cuối kỳ đạt 4.023 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2010, số tuyệt đối là 430 tỷ đồng. Huy động vốn bình quân đạt 3329 tỷ đồng tăng 8,56% so với năm 2010, số tuyệt đối tăng là 264 tỷ đồng.

Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 31/12/2010 31/12/2011

Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng 1.Cơ cấu KH 3593 4023

Dân cư 1395 39% 1752 44% Tổ chức kinh tế 1522 42% 1304 32% Định chế tài chính 676 19% 967 24%

2. Cơ cấu loại tiền 3593 4023

VNĐ 3054 85% 3481 87% Ngoại tệ 539 15% 542 13% 3. Cơ cấu kỳ hạn 3593 4023 KKH 719 20% 623 15% Ngắn hạn 2137 59% 2727 68% Trung dài hạn 737 21% 673 17%

- Cơ cấu theo khách hàng:

+ Huy động vốn ĐCTC: đạt 967 tỷ đồng, tăng 291 tỷ đồng so với cuối năm 2010, chiếm tỷ trọng 24% tổng nguồn vốn.

+ Huy động vốn TCKT: đạt 1.304 tỷ đồng giảm 218 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 32% tổng nguồn vốn.

+ Huy động vốn dân cư: đạt 1.752 tỷ đồng, tăng 357 tỷ đồng so với năm 2010, lần đầu tiên vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, chiếm 44%.

- Cơ cấu theo loại tiền: Nguồn vốn VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 87% tổng nguồn vốn huy động, tăng 2% so với cuối năm 2010. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010. Từ năm 2010 tỷ trọng huy động ngoại tệ có xu hướng giảm dần do tác động của các giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế.

- Cơ cấu kỳ hạn: HĐV ngắn hạn có xu hướng tăng phù hợp với thực tế của thị trường và diễn biến lãi suất huy động trong năm 2011. Đến 31/12/2011, HĐV ngắn hạn đạt 2727 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn KKH đạt 623 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% giảm so với năm 2010. Huy động vốn trung, dài hạn đạt 673 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17%, giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với năm 2010.

Bảng 2.14: Mức độ tập trung khách hàng lớn

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Dân cư KH lớn 175 12.5% 167.2 9.5% Chi nhánh 1395 1752 TCKT KH lớn 638 41.9% 830 63.5% Chi nhánh 1522 1304 ĐCTC KH lớn 580 85.7% 880 91% Chi nhánh 676 967 Tổng NV chi nhánh 3593 4023

- Khách hàng TCKT: Mặc dù tổng nguồn vốn TCKT là giảm nhưng nguồn vốn huy động của 10 khách hàng TCKT lớn nhất đạt 830 tỷ đồng tăng 192 tỷ đồng so với năm 2010 (Cty Hiệp Hoà 211 tỷ đồng, Cty Crown 232 tỷ đồng, Cty VMG 100 tỷ đồng...).

- Khách hàng ĐCTC: Nguồn vốn tăng do tăng nguồn huy động từ BHXH, nguồn vốn BHXH chiểm tỷ trọng 91% trong tổng nguồn vốn ĐCTC và đạt 880 tỷ đồng.

- Đối với KH dân cư: Nguồn vốn của 10 KH có số dư lớn nhất chiếm tỷ trọng 9,5% trên tổng nguồn vốn dân cư, số tuyệt đối là 167 tỷ đồng, giảm 8 tỷ đồng so với năm 2010, tuy nhiên tổng nguồn vốn dân cư tăng 357 tỷ đồng do vậy tỷ trọng KH lớn giảm mạnh, điều đó cho thấy nguồn vốn dân cư không bị quá phụ thuộc vào một số các cá nhân, hạn chế được tình trạng nguồn vốn bị giảm đột biến.

2.3.3.2. Công tác tín dụng

Bảng 2.15: Quy mô và cơ cấu tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng, % T T Nội dung 31/12/2010 31/12/2011 KH năm 2011 %so với KH % so năm trước nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng 1 Theo kỳ hạn 1712 100% 1379 100% 142 0 100% 97% 81% 1.1 Cho vay ngắn hạn 1194 70% 912 66% 924 65.1% 99% 76%

1.2 Cho vay trung dài hạn 508 30% 467 34% 496 34.9% 94% 92%

2 Theo loại tiền 1712 100% 1379 100% 142

0 100% 97% 81%

2.1 Cho vay VND 1337 78% 1220 88% 1250 88% 98% 91%

2.2 Cho vay ngoại tệ (quy đổi) 375 22% 159 12% 170 12% 94% 42%

3 Theo đối tượng khách hàng 1712 100% 1379 100% 142

0 100% 97% 81%

3.1 Dư nợ bán lẻ 265 15% 206 15% 265 19% 78% 78%

3.2 Dư nợ TCKT 1447 85% 1173 85% 1155 81% 102% 81%

Đến 31/12/2011, dư nợ toàn Chi nhánh là 1.379 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 912 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66% tổng dư nợ, hoàn thành 99% KH năm 2011. Cho vay bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, chiếm 88%. Dư nợ bán lẻ đạt 206 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% TDN. Bảng 2.16: Về chất lượng tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Nhóm nợ 31/12/2010 31/12/2011 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 1712 1379 Nhóm 1 1276 74.53% 1261 91.47% Nhóm 2 136 7.94% 7.6 0.55% Nợ xấu 299.8 17.51% 117.65 8.53% Nhóm 3 32.7 1.91% 39 2.83% Nhóm 4 0.067 0.004% 0.05 0.004% Nhóm 5 267 15.60% 78.6 5.70%

- Về nợ xấu: Đến 31/12/2011, tổng nợ xấu của Chi nhánh là 117,65 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 8,53% TDN (KH năm 2011 là 9,9%), số tuyệt đối giảm so với năm 2010 là 182,15 tỷ đồng. Trong năm 2011, Chi nhánh được Trung ương chấp thuận xử lý rủi ro đối với các KH: Cty TPMiền Bắc 25,15 tỷ đồng, Cty CP Hải Bình 216

tỷ đồng, Cty Hoa Phát 27,3 tỷ đồng, Cty CPXDTM và MT Hà Nội 24,29 tỷ đồng... Đồng thời, Chi nhánh đã chuyển nhóm nợ từ nhóm II sang nợ xấu đối với các khách hàng: Cty KLM Bắc Hà 71,1 tỷ đồng, Cty CPXD CTN Việt nam 30,4 tỷ đồng, CTy Trần Trung 1,7 tỷ đồng...

Trong năm 2011 Chi nhánh đã thu được 34,29 tỷ đồng nợ xấu của các KH: Cty Trần Trung 2,86 tỷ đồng, May Kinh Bắc 3,4 tỷ đồng, Cty CPTBXL Giao thông 3,35 tỷ đồng, Cty CPTM và DV Việt Tiến 6,6 tỷ đồng nợ gốc và 2,1 tỷ đồng nợ lãi, Cty CP XDTM&MT Hà Nội 2,15 tỷ đồng, Cty KLM Bắc Hà 12,27 tỷ đồng ...

- Nợ nhóm II: Tính đến hết 31/12/2011, tổng dư nợ nhóm II của Chi nhánh

là 7,6 tỷ đồng, chiếm 0,55%TDN (KH năm 2011 là 1,8%), giảm 128,4 tỷ đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do Chi nhánh chuyển một số KH sang nợ xấu với tổng dư nợ khoảng 115 tỷ đồng. Đồng thời, Chi nhánh cũng thu được 2,8 tỷ đồng Cty Quốc Khánh, 1 tỷ đồng của Cty Bình Minh, 5,5 tỷ đồng bán nợ của Cty Tramico...

- Trích DPRR: Dự phòng rủi ro tín dụng phải trích của Chi nhánh Quý IV/2012

(tại thời điểm 30/11/2011) là 82,66 tỷ đồng trong đó dự phòng chung là 19,5 tỷ đồng, dự phòng cụ thể 63,16 tỷ đồng, Chi nhánh đã trích đủ DPRR 82,66 tỷ đồng.

- Tình hình thu nợ, lãi ngoại bảng: Đến 31/12/2011 Chi nhánh thu được

81,823 tỷ đồng nợ gốc ngoại bảng của: Cty Hải Bình 77,61 tỷ đồng, Tổng Cty XDCTGT 8 là 1,8 tỷ đồng, Gỗ Bắc Sơn 0,84 tỷ đồng, Bắc Á 0,71 tỷ đồng, Đông Phương Hồng 0,294 tỷ, Cty 842 là 0,249 tỷ đồng... Thu lãi thu ngoại bảng là 1,713 tỷ đồng của: Cty Cầu 75 là 1,5 tỷ, Nam Á 0,213 tỷ đồng.

2.3.3.3. Những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

a) Công tác nguồn vốn của Chi nhánh mặc dù có sự tăng trưởng tuy nhiên việc phát triển khách hàng đặc biệt là khách hàng tổ chức kinh tế còn hạn chế; Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự ổn định còn phụ thuộc vào một số ĐCTC và TCKT lớn của Chi nhánh.

b) Tỷ lệ nợ xấu/TDN là 8,55% (≈ 118 tỷ đồng) đây là tỷ lệ cao so với mức bình quân chung của hệ thống là 2,57% khiến cho hoạt động kinh doanh của Chi

nhánh gặp nhiều khó khăn lãi treo gia tăng, trích DPRR lớn… làm giảm hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

c) Năng lực cán bộ đặc biệt là những cán bộ chủ chốt (Trưởng, Phó các Phòng) chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thị trường; tính thương trường, năng lực cạnh cạnh còn yếu; sử lý công việc chậm và bị động.

d) Sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc giữa các Phòng, tổ trong Chi nhánh chưa tốt còn đùn đẩy và sợ trách nhiệm làm ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh.

e) Công tác phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ (tín dụng bán lẻ, POS, thẻ tín dụng, WU) chưa thực sự được quan tâm, hiệu quả đạt thấp.

f) Kiến thức về các sản phẩm dịch vụ, huy động vốn cùng với các kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng của đội ngũ cán bộ QHKH, giao dịch khách hàng của Chi nhánh còn thiếu và yếu dẫn đến cán bộ thiếu tự tin trong tiếp thị và phát triển khách hàng.

g) Tư duy và phương pháp làm việc của CBNCV Chi nhánh chưa thực sự đổi mới còn nặng tính hình thức, hiệu quả thấp; Công tác cải cách hành chính trong mọi hoạt động chuyển biến còn chậm.

h) Ý thức thực hành tiết kiệm, tuân thủ nội quy, quy định của Chi nhánh của một bộ phận cán bộ còn thấp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w