Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 59 - 60)

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, Ngân hàng cần xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hấp dẫn khách hàng và phù hợp với diễn biến thị trường. Chính sách này phải đảm bảo:

- Ngân hàng có thể tìm kiếm được nguồn vốn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện quy mô, thời hạn, tính ổn định…

- Tăng được lợi nhuận cho Ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của Ngân hàng về cơ bản sẽ

bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào những tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.

- Khách hàng cũng thu được lợi ích cao nhất từ việc gửi tiền vào Ngân hàng. - Phù hợp với diễn biến thị trường về lãi suất, lạm phát, tỷ giá… trong từng thời kỳ cụ thể.

- Ngân hàng có khả năng cạnh tranh về mặt lãi suất so với các Ngân hàng khác trong việc huy động vốn.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả huy động vốn Ngân hàng có thể nghiên cứu thực thi chính sách lãi suất theo hướng sau:

- Lãi suất phải được xác định trên cơ sở cung cầu về vốn, duy trì mức chênh lệch giữa lãi suất huy động với lãi suất cho vay, đầu tư như hiện tại hoặc cao hơn, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cũng cần theo dõi diễn biến của lãi suất trên thị trường, mức lạm phát… để điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp, đảm bảo lãi suất thực dương, lãi suất huy động danh nghĩa cao hơn tỷ lệ lạm phát. Có như vậy người dân mới gửi tiền vào Ngân hàng thay vì cất trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hay đầu tư vào các hình thức khác.

- Cần phải tham khảo mặt bằng lãi suất huy động của các Ngân hàng bạn, đồng thời kết hợp với những thế mạnh sẵn có của mình trong lĩnh vực huy động vốn để đề ra chính sách lãi suất huy động hợp lý. Nên có sự phân đoạn khách hàng để áp dụng những mức lãi suất cụ thể phù hợp với từng đoạn khách hàng. Đối với những khách hàng gửi số tiền lớn, thời gian dài, những khách hàng truyền thống sẽ được nhận mức lãi suất huy động cao hơn. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức lãi suất thoả thuận đối với những khách hàng này.

Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, có tính cạnh tranh cao có thể làm tăng chi phí huy động vốn nhưng kết quả thu được là quy mô vốn huy động tăng, cơ cấu hợp lý, sự ổn định cao hơn từ đó hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 59 - 60)