Đẩy mạnh sự phát triển hoạt động thanh toán không dung tiền mặt

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 68 - 70)

Một trong những vấn đề kinh tế - xã hội mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay đó là tâm lý sử dụng tiền mặt trong dân cư còn nặng nề. Hầu hết các giao dịch thanh toán trong dân cư được thực hiện chủ yếu bằng tiền mặt.

Tình trạng thanh toán bằng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế là vấn đề quan tâm không chỉ riêng ở nước ta mà là tình trạng chung của các nước chậm phát triển, các nước đang phát triển và ngay cả nhiều nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Tình trạng này không chỉ đặt ra vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, mà còn gây ra những chi phí lớn cho xã hội, cho nền kinh tế và một số tiêu cực khác. Do đó, không chỉ Ngân hàng Trung ương, mà Chính phủ nhiều quốc gia cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này.

Tại Việt Nam, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Ngày 28/12/2006, Nghị định số 161/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt đã được ban hành. Điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và đang quyết tâm thực hiện các biện pháp giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt hay nói cách khác là mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ cần có sự chỉ đạo các Bộ, ban, ngành, các địa phương chủ động triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ chi trả lương qua hệ thống ATM của các NHTM, thu phí, lệ phí, … qua dịch vụ ATM, dịch vụ tài khoản cá nhân. Nếu như các đơn vị cung ứng dịch vụ như: bưu điện, điện lực, cước phí cáp truyền hình, bán xăng, bán vé tàu xe ô tô, thu học phí, viện phí… giảm giá và các ưu tiên khác cho người thanh toán qua dịch vụ ATM, thanh toán qua NHTM thì đó cũng chính là một giải pháp quan trọng, một động lực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần sớm ban hành bổ sung và hoàn thiện các quy định về thanh toán, về dịch vụ thẻ… Luật séc cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định về dịch vụ Ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử,… cần sớm được ban hành đầy đủ và phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, phải có những chế tài đủ mạnh để đảm bảo tính kiện toàn của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam như: quy định về xử lý các tranh chấp, sự phối hợp của các Ngân hàng, cơ chế phòng ngừa rủi ro…Cần phải có những hình phạt nghiêm khắc (ví dụ phạt nặng tiền, cho ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian…) đối với những tổ chức cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vi phạm những quy định về phòng hộ và an toàn của hệ thống thanh toán. Hiện nay, hành vi gian lận và lừa đảo trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng, gây thiệt hại đáng kể cho các chủ thể tham gia quá trình thanh toán. Vì vậy, Chính phủ cần phải đưa ra những chế tài xử lý nghiêm khắc, kể cả truy tố hình sự đối với các hành vi gian lận như: ăn cắp thông tin trên thẻ tín dụng, việc sở hữu và sử dụng các loại công cụ thanh toán không dùng tiền mặt giả mạo, hoặc việc chấp nhận thanh toán khi đã biết có sự giả mạo, lừa đảo…

Nếu Chính phủ thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên thì chắc chắn trong thời gian tới, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam sẽ có bước phát triển vượt bậc và sôi động hơn hẳn hiện nay. Hoạt động này phát triển theo đó sẽ đẩy lùi tâm lý sử dụng tiền mặt trong dân cư, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc huy động vốn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w