CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY MUA NHÀ TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
3.2.4. Tăng cường và nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát
Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng. Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là điều kiện cần thiết, tuy nhiên sau khi giải ngân tiền vay, CBTD cũng cần phải kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Nếu sau khi giải ngân tiền vay, CBTD không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích mượn tài khoản để thanh toán, sau đó rút tiền mặt để chi tiêu, không đúng mục đích dẫn đến rủi ro cao
cho ngân hàng. Tăng cường kiểm tra còn có tác dụng rủi ro đạo đức của các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay.
Trong giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay, CBTD phải thực hiện nhiều công tác đồng thời sau:
- Cứ 6 tháng một lần CBTD phải đánh giá lại giá trị TSĐB để chắc chắn TSĐB còn giá trị đủ để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Nếu TSĐB này không đủ giá trị vốn vay thì CBTD cần phái có báo cáo trình bày đồng thơi phải có ý kiến đối với khách hàng bổ sung thêm TSĐB. - Khi đến trước kỳ thu nợ, CBTD phải đôn đốc khách hàng trả nợ đặc
biệt là những khách hàng đã có dấu hiệu trả nợ không đúng hạn. Việc liên lạc có thể bằng điện thoại nhưng nếu cần có thể đến gặp trực tiếp khách hàng để nhắc nhở, đôn đốc tránh tình trạng để nợ kéo dài.
- Đối với những khách hàng gặp tình trạng khó khăn về nguồn trả nợ thì phải nhanh chóng làm văn bản báo cáo đối với cán bộ trưởng phòng để có biện pháp gia hạn, trích lập dự phòng hoặc giúp đỡ khách hàng trong trường hợp nhận thấy khách hàng vẫn còn tiềm năng và thiện chí trả nợ.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động là một công cụ vô cung quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hịên, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra.