CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY MUA NHÀ TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
3.1.1. Đánh giá về tiềm năng tương la
Từ trước đến nay, nhiều người có quan niệm sai lầm là chỉ có người có thu nhập thấp, người nghèo mới mua nhà trả góp. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thị trường mới nhất thì khuynh hướng này đã thay đổi và ngay cả những người có thu nhập cao cũng tham gia vào dịch vụ trả góp. Mua hàng dùng trước, trả tiền sau là xu hướng tiêu dùng nhiều nước trên thế giới ưu chuộng. Khi xã hội phát triển, mức thu nhập của người dân ổn định thì việc mua trả góp nói chung mang tinh chât kích thích tiêu dùng, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Hiện tại các NHTM mở trở lại hoạt động cho vay tiêu dùng, đi kèm với đó là việc giảm lãi suất, nhiều chương trình ưu đãi. Thực tế cho thấy, lãi suất cho vay tiêu dùng giảm nhiều so với trước đây, dao động ở mức 14 – 20%. Các yếu tố đó đã bắt đầu thu hút người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở mức cao, thu nhập của người dân cũng từ đó được nâng lên. Con số thống kê của Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012– 2020 cho thấy, tính đến hết quý II-2014, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt 33,9%, đa số tập trung trong và xung quanh TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo đó, hiện cả cả nước hiện có 772 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14 đô thị loại II. Dân số khu vực thành thị đạt khoảng 30,3 triệu người. Số lượng và chất lượng đô thị đã có sự phát triển nhanh trong
vòng 15 năm trở lại đây (năm 1999 cả nước chỉ có 629 đô thị). Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, mỗi năm tăng gần 1% (tăng gần 1 triệu dân đô thị) đang gây nên áp lực lớn đối với nền kinh tế thị trường. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam, hàng năm số người nhập cư từ các tỉnh đến để tìm kiếm việc làm là rất lớn và thường tăng lên qua các năm. Thị trường nhà đất vẫn đang tỏ ra trầm lắng nhưng thị trường nhà chung cư lại cho thấy những dấu hiệu của sự hồi phục. Việc người dân tập trung sự chú ý vào nhà chung cư trong thời điểm này là do nhà chung cư không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách về đất đai và có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.Với riêng Hà Nội, mật độ dân số quá dày tại các quận cũ như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng... đó và đang đặt ra nhu cầu lớn về nhà ở. Nhu cầu có thêm chỗ ở của những đối tượng đang sinh sống tại những căn hộ quá chật ở những quận này cộng với số lượng người nhập cư lớn hàng năm có thể là những yếu tố có thể hâm nóng thị trường nhà đất ở Hà Nội bất cứ lúc nào. Yêu cầu đặt ra là ngân hàng cần có cách tiếp cận phù hợp.