Đánh giá sự phát triển cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội (Trang 50 - 55)

NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-

2.2.4.Đánh giá sự phát triển cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nộ

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội

2.2.4.1. Các kết quả đạt được

Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, VPBank Hà Nội đã phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hoạt động cho vay mua nhà trả góp từ đó cũng đạt được những kết quả khả quan thể hiện ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, quy trình cho vay mua nhà trả góp đã tương đối hợp lý, chặt chẽ, khoa học và khá nhanh gọn. Quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng luôn thực hiện tuần tự các bước, có chấm điểm xếp hạng tín dụng để đánh giá độ rủi ro đối với ngân hàng.

Thứ hai, doanh số và dư nợ cho vay mua nhà trả góp liên tục tăng ổn định qua các năm, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng cũng như tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.

Thứ ba, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại hoạt động trong khu vực thành phố Hà Nội, VPBank Hà Nội đã luôn quan tâm nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.VPBank Hà Nội đã không ngừng nâng câp, mở rộng các điểm giao dịch, tạo cơ hội mở rộng thị trường nhất, nâng cao hiệu quả cho vay cho chi nhánh, khai thác nguồn khách hàng từ mọi kênh, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong xu thế hội nhập.

Bên cạnh đó, VPBank Hà Nội cũng chú trọng việc mở rộng các kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tiếp và gián tiếp thông qua các phương tiện truyên thông đại chúng. Các sự kiện, các chương trình, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng liên tục được giới thiệu tới khách hàng trên tất cả các phương tiện truyền thông như báo giấy, tivi, báo mạng,… như “tận hưởng đặc quyền cùng VPBank”. Ngoài ra, năm 2010, việc thay đổi tên ngân hàng và logo từ “Ngân hàng Ngoài quốc doanh” sang “Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng” đã tạo nên sự đột phá, gây sức hút đối với khách hàng. Số lượng khách hàng được cấp tín dụng cho vay mua nhà ngày càng tăng. Cán bộ tín dụng đã trực tiếp tiếp xúc, đặt quan hệ với khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó cũng duy trì mối quan hệ thân thiết với các khách hàng hiện tại. Đội ngũ các bộ nhân viên ngân hàng có thái độ tận tình, chu đáo, trình độ chuyên môn cao góp phần thu hút khách hàng hơn.

2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

• Hạn chế:

Với những phân tích và đánh giá số liệu ở phần thực trạng ở trên, có thể thấy rằng hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại VP Bank có những bước phát triển tương đối khả quan. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

∗ Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao: Số lượng vốn sử dụng đưa hoạt động cho vay mua nhà trả góp chiếm tỷ lệ rất lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng số vốn thu hồi được đang có xu hướng tăng lên.

∗ Thành phần khách hàng mới tăng nhưng chưa nhiều: Số lượng khách hàng đến với VPBank Hà Nội vẫn chủ yếu là các khách hàng quen, khách hàng truyền thống, các khách hàng mới tìm đến với VP Bank còn ít. Hơn nữa đối tượng cho vay của VPBank Hà Nội rất cục bộ, chỉ tập trung chủ yếu ở các khu vực trung tâm, các vùng lân cận và các tỉnh thành khác lượng cho vay không nhiều. ∗ Thị phần cho vay mua nhà còn nhỏ hẹp: Thị phần cho vay mua nhà của

VPBank Hà Nội chưa đạt được mức hiệu quả và luôn đứng trước nguy cơ bị tranh giành bởi các ngân hàng khác. Khách quan mà nói, trong số các ngân hàng đô thị ở Việt Nam thì VPBank chưa phải là ngân hàng có tiếng như ACB, Sacombank, Techcombank.

∗ Nhân viên tín dụng cá nhân còn thiếu kinh nghiệm: Cho vay là nghiệp vụ cần đến những quyết định cảm tính. Do đó, kinh nghiệm và kỹ năng trong nghề là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc khai thác khách hàng. Đây cũng là những yếu tố còn thiếu của nhân viên Phòng KHCN ở VPBank Hà Nội.

• Nguyên nhân:

∗ Đội ngũ cán bộ của VPBank – chi nhánh Hà Nội là một đội ngũ nhân viên trẻ, bên cạnh sự năng động, nhạy bén với việc tiếp cận những tri thức và công nghệ hiện đại, nhưng trình vì tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên họ còn thiếu kinh nghiệm để có thể xử lý tình huống một cách linh hoạt. Cán bộ tín dụng tại Phòng KHCN VPBank Hà Nội, ngoài trưởng nhóm kinh doanh có 05 năm kinh nghiệm, còn lại thì đều có kinh nghiệm trên dưới 1 năm kể cả thời gian

thử việc. Bên cạnh đó, ở VPBank đang có hiện tượng “chảy máu chất xám” khi các nhân viên có kinh nghiệm tìm kiếm vị trí cao hơn ở các NHTM khác khi có cơ hội. Bằng chứng mới nhất là làn sóng “nhảy việc” của các nhân viên VPBank sang TPBank – một ngân hàng mới tái cấu trúc và mở rộng.

∗ Tại Phòng KHCN – VPBank Hà Nội, các nhân viên A/O có chuyên môn chính là cho vay nhưng vẫn phải đảm nhận cả chỉ tiêu huy động và chỉ tiêu bảo hiểm (hiện nay VPBank liên kết với AIA triển khai kinh doanh bảo hiểm) nên họ phải kiêm cả hoạt động ngoài tín dụng. Chỉ tiêu tín dụng của nhân viên 1 năm kinh nghiệm ở VPBank Hà Nội rơi vào khoảng là 3 – 3,5 tỷ đồng/tháng, chưa kể mức chỉ tiêu ngoài tín dụng. Đây là mức chỉ tiêu tương đối cao. Việc một lúc thực hiện phải hoàn thành nhiều mục tiêu nghiệp vụ làm các A/O khó tập trung hết sức vào chuyên môn, hệ quả là họ có thể hoàn thành các chỉ tiêu của Chi nhánh đưa ra nhưng chất lượng không cao. Điều này dễ dẫn tới rủi ro tăng tỷ lệ nợ quá hạn cho bản thân A/O và Chi nhánh.

∗ Quy trình tín dụng tại VPBank tuy chi tiết nhưng chưa được các nhân viên tín dụng tuân thủ triệt để. Thực tế, khi tiến hành thẩm định khách hàng, các nhân viên A/O thường ưu tiên yếu tố tài sản bảo đảm, rồi đến mục đích và cuối cùng mới là khả năng tài chính. Việc quá chú trọng vào tài sản bảo đảm dễ dẫn đến việc coi nhẹ các khâu khác trong quy trình tín dụng, đánh giá không đúng khả năng trả nợ của khách hàng, lơ là việc kiểm tra sau giải ngân. Hệ quả là làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn, dễ phát sinh nợ xấu. Chưa kể, rủi ro đạo đức có thể phát sinh bởi các thỏa thuận ngầm của A/O với khách hàng.

∗ Tỷ lệ khách hàng mới tăng chậm cho thấy khâu nghiên cứu thị trường về sản phẩm cho vay mua nhà chưa được Chi nhánh chú trọng. Bên cạnh đó, các dự án xây dựng mà VPBank Hà Nội tham gia tài trợ hoặc làm đối tác liên kết vẫn rất ít.

∗ Thị trường khách hàng cục bộ do nhân viên A/O chỉ thích phục vụ những khách hàng sống ở những khu vực trung tâm, gần địa bàn hoạt động. Họ thường ngại tiếp xúc các khách hàng ở ngoại ô hoặc khu vực lân cận của các tỉnh. Đồng ý là việc cho vay các khách hàng này làm tăng chi phí và rủi ro trong đánh giá, quản lý. Nhưng với xu hướng các khu đô thị mở ngày càng

nhiều ở các khu vực ngoại ô kéo theo một bộ phận không nhỏ khách hàng có nhu cầu nhà ở đó.

∗ Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan, còn những yếu tố khách quan làm ảnh hướng tiêu cực tới hoạt động cho vay mua nhà của Ngân hàng như:

– Sự bất ổn của nền kinh tế và thị trường bất động sản tác động rõ rệt nhất đến hoạt động cho vay mua nhà. Bất động sản cũng là nguyên nhân chính khiến cho các Ngân hàng sa lầy trong nợ xấu. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi suy thoái, sức mua của người dân vẫn còn chậm. Bên cạnh đó là tâm lý chờ đợi của khách hàng trong khi giá nhà vẫn còn động lực để giảm tiếp.

– Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngân hàng trên thế giới, rủi ro tín dụng trong cho vay mua nhà ở Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chính sách. Thị trường bất động sản ở Việt Nam mới thực sự đi vào hoạt động là từ năm 2003 khi Luật Đất Đai đi vào cuộc sống. Trong quãng thời gian đó, thị trường đã trải qua rất nhiều thăng trầm, lúc thì thị trường quá nóng, lúc lại đóng băng kéo dài. Vì thế các ngân hàng cũng phải thay đổi chiến lược thường xuyên để cố gắng thích nghi với thực tế.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội (Trang 50 - 55)