Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội (Trang 28 - 30)

NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-

2.1.2.Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nộ

nhánh Hà Nội

VPBank Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của VPBank được phép thực hiện đầu đủ các nghiệp vụ của ngân hàng. Tính đến hết năm 2013, VPBank Hà Nội đã có 12 phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhiều tiện ích với lái suất cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng, từng bước chung tay xây dựng thương hiệu của VPBank với khẩu hiệu “Hành động vì những ước mơ”.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức các phòng, ban tại VPBank Hà Nội

Danh sách 12 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh:

- VPBank Cát Linh - VPBank Tôn Đức Thắng - VPBank Trần Hưng Đạo - VPBank Trần Xuân Soạn - VPBank Tràng An - VPBank Đội Cấn

- VPBank Yên Phụ - VPBank Linh Đàm - VPBank Thụy Khuê - VPBank Ba Đình - VPBank Khâm Thiên - VPBank Hà Nội

(Nguồn: Phòng Hành Chính, VPBank Hà Nội)

Ban Giám đốc: Gồm một Giám đốc quản lý chung và 1 Phó Giám đốc điều hành, quản lý trực tiếp Chi nhánh và Phòng giao dịch; Giám đốc và Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng Giám đốc và HĐQT về hoạt

Phòng Hành chính: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh; có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng.

Phòng Khách hàng cá nhân/doanh nghiệp: Tổ chức tiếp thị bán hàng thông qua phát triển khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng, đó là: Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát cảu khách hàng tiềm năng, lập kế hoạch tiếp thị, trực tiếp tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục vay vốn, thủ tục sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng. Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng, thu thập các thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, năng lực và uy tín của khách hàng theo quy trình nghiệp vụ, lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng, thực hiện kiểm tra sau cho vay, thực hiện đôn đốc nhắc nợ, lãi đến khách hàng.

Ban quản lý tín dụng: Là bộ phận hỗ trợ tín dụng, thẩm định, đánh giá tính hợp thức của hợp đồng tín dụng, theo dõi và thực hiện kiểm tra sau cho vay. Tiến hành giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đủ điều kiện.

Phòng giao dịch: Chịu trách nhiệm quản lý Phòng giao dịch là Trưởng phòng giao dịch, có một Phó phòng và một kiểm soát viên hỗ trợ hoạt động. Các giao dịch viên thực hiện các chức năng tư vấn, mở rộng và khai thác nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Phòng giao dịch là nơi huy động vốn trực tiếp từ khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội (Trang 28 - 30)