Nhóm yếu tố kinh tế Tổng thu nhập và nguồn thu nhập của hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 49 - 60)

- Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các văn bản chính sách của tỉnh Bình Thuận, huyện Tánh Linh liên

4.3.1.Nhóm yếu tố kinh tế Tổng thu nhập và nguồn thu nhập của hộ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1.Nhóm yếu tố kinh tế Tổng thu nhập và nguồn thu nhập của hộ

4.3.1.1 Tổng thu nhập và các nguồn tạo ra thu nhập của hộ gia đình

Khi nói tới các yếu tố kinh tế, người ta thường xác định bằng chỉ tiêu thu nhập và thu nhập của hộ không những là thước đo phản ánh đời sống của cả cộng đồng mà còn là chỉ tiêu định lượng có thể thu thập được thông qua phỏng vấn từ chính các hộ gia đình.

Hình 4.4 Các nguồn thu nhập chính cấu thành nên thu nhập hộ gia đình Thu nhập của hộ được tạo bởi nhiều nguồn khác nhau, đối với các cộng đồng nông thôn không thể không có nguồn thu từ các sản phẩm cây trồng và vật nuôi trên đất, người ta gọi là thu nhập nông nghiệp. Ngoài ra là các thu nhập khác như buôn bán, làm thuê hay hưởng lương nhà nước, ấy là thu nhập không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và gọi là phi nông. Theo kết quả điều tra từ 148 hộ dân như trình diễn ở Hình 4.4 cho thấy nguồn thu từ nông nghiệp là lớn hơn, chiếm 56,2% so với nguồn thu từ phi nông chiếm 43,8% của tổng thu nhập.

Để có thể xác định nguồn thu nào là đóng góp quyết định tới thu nhập của hộ phải phân tích thành phần của các nguồn thu ấy. Cũng theo kết quả điều tra hộ, nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp nói chung được tạo bởi 3 hoạt động chính, ấy là trồng trọt chiếm 67,8%, chăn nuôi chiếm 23,7% và lâm nghiệp là 8,5% (Hình 4.5).

Theo đó, nguồn thu bởi các loài cây trồng (cả ngắn ngày và lâu năm) cùng với chăn nuôi đã đóng góp phần quyết định cho thu nhập của hộ. Trong khi ấy, cả hai xã thuộc đối tượng khảo sát đều có diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất nhưng thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chỉ là con số nhỏ bé so với tổng thu nhập chung.

Hình 4.5 Các nguồn thu nhập cấu thành nên thu nhập từ nông nghiệp

Bên cạnh nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, nguồn thu phi nông cũng bao gồm từ nhiều nguồn thu thành phần, trong đó thu do làm thuê và từ lương nhà nước đã chiếm đến 95,5% của cả nguồn thu này (Hình 4.6). Theo đó, các ngành nghề như buôn bán, dịch vụ, làm đồ thủ công hay các sản phẩm bản địa gần như không có vai trò nhiều trong đời sống của cộng đồng. Quan trọng hơn, nếu nghề làm thuê lấy tiền công để tạo ra thu nhập mà thực chất của hoạt động làm thuê ở đây cũng là làm những công việc trên đất sản xuất (của người khác). Nói như vậy để nhấn mạnh rằng, nghề nông với các hoạt động trồng trọt cây lâu năm hay ngắn ngày và chăm sóc vật nuôi là yếu tố quyết định nhất đến thu nhập của các hộ và của cả cộng đồng. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với con số 93,9% số hộ khai báo nghề chính là làm nông như đã đề cập tới ở phần đầu.

Hình 4.6 Các nguồn thu nhập cấu thành nên thu nhập từ phi nông

4.3.1.2 Tổng thu nhập của hộ phân theo các nhóm hộ khác nhau

Tổng thu nhập được cấu thành bởi các yếu tố thành phần khác nhau, nhưng mặt khác tổng thu nhập còn bị chi phối bởi người làm ra thu nhập, đối tượng con người khác nhau có thể tạo ra sản phẩm khác nhau và kéo theo thu nhập khác nhau. Xét theo khía cạnh ấy, cộng với các nhóm đối tượng người dân đã phân chia, đề tài phân tích thu nhập dựa trên từng loại đối tượng này. Mục đích cuối cùng mà đề tài hướng đến là các đối tượng khác nhau thì tác động đến tài nguyên có khác nhau?

Như đã nhìn nhận trong phần tổng quan tài liệu, khó khăn về kinh tế đã và đang là một các nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho người dân phải tác động vào rừng. Bên cạnh, tập quán sinh hoạt và thói quen canh tác vẫn là truyền thống của đồng bào dân tộc. Vì vậy, đề tài đã tìm hiểu kỹ hơn ở cả hai khía cạnh này (dân tộc và kinh tế). Vấn đề đặt ra là sự tác động bất lợi vào TNR có sự phụ thuộc vào thành phần dân tộc và kinh tế hộ gia đình giàu nghèo hay không?

Theo kết quả trình bày ở trên, toàn khu vực nghiên cứu có 5 dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh (73,4%). Để đảm bảo đủ số lượng hộ làm mẫu so sánh, đề tài chia thành hai nhóm dân tộc gồm nhóm người Kinh (107 hộ) và nhóm người dân tộc thiểu số (gộp của 4 dân tộc còn lại, 41 hộ). Tương tự, đề tài cũng chia ra hai nhóm kinh tế hộ, gồm nhóm khá giả và trung bình (90 hộ), nhóm

hộ nghèo và cận nghèo (58 hộ). Sau đây là kết quả tổng thu nhập liên quan đến nhóm người Kinh và nhóm người dân tộc thiểu số (Bảng 4.12 và Bảng 4.13).

* Tổng thu nhập theo nhóm hộ dân tộc

Bảng 4.12: Tổng thu nhập của hộ gia đình theo thành phần dân tộc

Mức thu nhập Kinh (hộ) Dân tộc (hộ) Tổng (hộ)

Dưới 25 triệu 62 33 95

Từ 25 – 50 triệu 30 8 38

Từ 50 – 100 triệu 13 0 13

Trên 100 triệu 2 0 2

Tổng cộng (hộ) 107 41 148

Bảng 4.13: Thống kê thu nhập bình quân của hộ của các nhóm dân tộc

TT Hạng mục Kinh Dân tộc

1 - Số hộ điều tra (hộ) 107 41

2 - Thu nhập trung bình (triệu/hộ) 26,9 18,2

3 - Thu nhập thấp nhất (triệu/hộ) 2,0 0,15

4 - Thu nhập lớn nhất (triệu/hộ) 115,0 50,0

Bảng 4.12 và Bảng 4.13 mô tả tổng thu nhập bình quân cả năm của các hộ gia đình điều tra theo hai tiêu chí: mức độ thu nhập (triệu đồng/năm) và thành phần dân tộc (Kinh và dân tộc). Từ các bảng này, chúng tôi có nhận xét:

- Có 2 nhóm hộ dân tộc điều tra, thực chất là nhóm người Kinh và nhóm người dân tộc còn lại, cho thấy thu nhập của hộ giũa hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm người Kinh có thu nhập lên đến trên 100 triệu/hộ, trong khi nhóm người dân tộc chỉ dưới 50 triệu/hộ. Điều đó dẫn đến tổng thu nhập bình quân của hộ người Kinh cao hơn hộ người dân tộc khoảng 1,6 lần (26,9 triệu/hộ/năm so với 18,2 triệu/hộ/năm). Ở cả hai nhóm, khi mức độ thu càng tăng thì số hộ có thu cao càng giảm đi.

- Nếu quy ra tỷ lệ (%) số hộ thu nhập ở từng mức cũng thấy sự khác biệt theo tính quy luật. Ở các mức thu nhập dưới 25 triệu thì tỷ lệ số hộ người dân tộc luôn cao hơn người Kinh, song từ mức 25 triệu trở lên thì tỷ lệ người Kinh lại cao hơn,

thập chí ở mức thu nhập trên 50 triệu thì chỉ có số hộ người Kinh và không có hộ nào của người dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn nghèo của quốc gia (200 ngàn/người/tháng tương ứng với hộ 4,5 người là 10,8 triệu/hộ/năm). Vậy mức thu nhập bình quân thấp hơn 11 triệu/hộ là thuộc diện nghèo tiêu chuẩn. Theo tiêu chí này thì trong 148 hộ điều tra, tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc là khoảng 41% và người Kinh là 29%, tức là sự khác biệt lên đến gần 1,5 lần.

Kết quả trắc nghiệm Chi-square về mối quan hệ định tính giũa tổng thu nhập và nhóm người theo đặc điểm dân tộc cho biết giá trị P = 0,030 (phụ lục 4.3), nó nhỏ hơn so với mức xác suất có ý nghĩa 0,05. Do đó, về phương diện thống kê có thể kết luận rằng, tổng thu nhập của hộ ở đây phụ thuộc một cách có ý nghĩa vào thành phần dân tộc; hay nói cách khác, thành phần dân tộc khác nhau sẽ cho thu nhập của hộ khác nhau.

* Tổng thu nhập theo nhóm hộ giàu nghèo

Tiếp theo, đề tài phân tích quan hệ thu nhập theo nhóm hộ đủ ăn và thiếu ăn. Tiêu chí phân loại kinh tế hộ gia đình dựa trên mức độ thiếu hay đủ lương thực ăn trong năm do người dân tự đặt ra. Trong tổng số 148 hộ điều tra thì có 90 hộ đủ ăn, còn 58 hộ nghèo và cận nghèo đều thiếu ăn.

Bảng 4.14: Tổng thu nhập của hộ gia đình theo mức độ đủ/ thiếu ăn Mức thu nhập Đủ ăn (hộ) Thiếu ăn (hộ) Tổng (hộ)

Dưới 25 triệu 39 56 95

Từ 25 – 50 triệu 36 2 38

Từ 50 – 100 triệu 13 0 13

Trên 100 triệu 2 0 2

Tổng cộng (hộ) 90 58 148

Bảng 4.15: Thống kê thu nhập bình quân của hộ đủ ăn hoặc thiếu ăn

TT Hạng mục Đủ ăn Thiếu ăn

2 - Số TN trung bình (triệu/hộ) 31,6 13,4

3 - Số TN thấp nhất (triệu/hộ) 0,15 2,0

4 - Số TN lớn nhất (triệu/hộ) 115,0 34,4

Bảng 4.14 và Bảng 4.15 mô tả thu nhập bình quân cả năm của các hộ gia đình điều tra theo tiêu chí mức độ thu nhập dựa trên kinh tế hộ thể hiện bằng sự thiếu hay đủ lương thực ăn cho các tháng trong năm. Từ thông tin ở các bảng này, chúng tôi có nhận xét:

- Trong 2 nhóm kinh tế hộ điều tra: nhóm hộ đủ ăn và nhóm hộ thiếu ăn cho thấy đã có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ phân bố số hộ theo mức độ thu nhập, số hộ khá và trung bình có thu nhập bình quân trên 50 triệu/năm chiếm nhiều hơn (56,7% số hộ), trong khi số hộ nghèo và cận nghèo có thu nhập dưới 25 triệu chiếm tới 96% số hộ. Điều đó dẫn đến thu nhập bình quân của các hộ đủ ăn là 31,6 triệu/hộ/năm, cao hơn so với hộ thiếu ăn 13,4 triệu/hộ/năm khoảng 2,5 lần. Điều này hoàn toàn là logic vì bản thân việc phân loại giàu nghèo như thế này đã căn cứ vào khả năng thu nhập của hộ. Điều quan trọng là chênh lệch giữa hai mức độ gọi là giàu nghèo ở đây khoảng 2,5 lần, thấp hơn so với chênh lệch giàu nghèo ở nhiều địa phương khác.

- Nếu quy ra tỷ lệ (%) số hộ thu nhập ở từng mức cũng cho thấy sự khác biệt mang tính quy luật. Ở mức thu nhập dưới 25 triệu thì tỷ lệ số hộ thiếu ăn chiếm gần như tuyệt đối (56/58 hộ), song từ mức 25 triệu thì gần như là của các hộ khá và trung bình, nhưng đến mức thu nhập trên 50 triệu thì tỷ lệ số hộ khá cao hơn và không có hộ nghèo nào bứt phá được đến con số này.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn nghèo của quốc gia năm 2010 là thấp hơn 2,4 triệu/người/năm hay 10,8 triệu/hộ/năm của hộ ở đây trung bình là 4,5 khẩu. Theo tiêu chí này thì trong 58 hộ nghèo và cận nghèo đã điều tra, nếu chỉ dựa vào tổng thu nhập/người thì số hộ nghèo sẽ chiếm xấp xỉ 50% của nhóm nghèo trong khi tỷ lệ nghèo chung của cả cộng đồng là khoảng 25%.

Kết quả trắc nghiệm Chi-square cho biết P = 0,000 (phụ lục 4.3) nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa 0,01. Do đó, tổng thu nhập của hộ có quan hệ phụ thuộc

một cách rất có ý nghĩa vào phân loại kinh tế hộ gia đình. Nói đúng hơn, hộ nghèo ở đây thực sự là do thu nhập và việc phân loại hộ giàu nghèo đối với các hộ điều tra như trên là có tính chính xác.

4.3.1.3. Thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp của các nhóm hộ

Trước hết, chúng ta sẽ phân tích mức độ thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp có quan hệ với thành phần dân tộc và các nhóm kinh tế hộ hay không. Hai nhóm hộ dân tộc chính xem xét ở đây vẫn là nhóm người Kinh và nhóm người dân tộc (Bảng 4.16). Hai nhóm kinh tế hộ xem xét vẫn là nhóm đủ ăn và nhóm thiếu ăn (Bảng 4.17).

Bảng 4.16: Thống kê thu nhập bình quân từ nông nghiệp của nhóm dân tộc

TT Hạng mục Kinh Dân tộc

1 - Số hộ điều tra (hộ) 95 39

2 - Số TN trung bình (triệu/hộ) 16,1 13,0

3 - Số TN thấp nhất (triệu/hộ) 0,7 0,06

4 - Số TN lớn nhất (triệu/hộ) 115,0 50,0

Bảng 4.17: Thống kê thu nhập bình quân từ nông nghiệp của nhóm kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Hạng mục Đủ ăn Thiếu ăn

1 - Số hộ điều tra (hộ) 87 47

2 - Số TN trung bình (triệu/hộ) 19,3 7,6

3 - Số TN thấp nhất (triệu/hộ) 0,06 0,5

4 - Số TN lớn nhất (triệu/hộ) 115,0 50,0

- Trong 148 hộ điều tra thì có 134 hộ có thu nhập từ sản xuất trên đất, trong đó nhóm người Kinh có 95 hộ (tức 88,8% số hộ người Kinh) và nhóm người dân tộc thì có 39 hộ (chiếm 95,1% số hộ) có thu nhập từ sản phẩm cây trồng và vật nuôi trên đất canh tác nông lâm nghiệp. Như vậy, trong tổng số hộ điều tra thì sự tham gia của người Kinh vào các hoạt động sản xuất nông lâm ít hơn một chút so với nhóm hộ người dân tộc. Nếu so sánh trung bình thu nhập thì nhóm người Kinh cũng vẫn cao hơn nhóm người dân tộc, đặc biệt ở người Kinh có hộ thu nhập từ nông

nghiệp rất cao (115 triệu/hộ/năm), trong khi hộ người dân tộc cao nhất cũng chỉ đạt tới 50 triệu/hộ/năm. Tóm lại, thành phần dân tộc khác nhau có ảnh hưởng đến thu nhập từ canh tác trên đất theo cả hai nghĩa: số hộ thực sự tham gia vào hoạt động sản xuất và giá trị thu nhập bình quân trên hộ. Đây chính là khác biệt thứ nhất về vần đề kinh tế với các nhóm hộ.

- Cũng trong 148 hộ điều tra có 134 hộ có thu nhập từ sản xuất trên đất, nhóm đủ ăn có 87 hộ (tức 96,7% số hộ này) và nhóm thiếu ăn thì có 47 hộ (chiếm 81,0% số hộ) có thu nhập từ đất sản xuất nông lâm nghiệp. Như vậy, trong tổng số hộ điều tra thì sự tham gia của nhóm thiếu ăn vào các hoạt động sản xuất nông lâm ít hơn đáng kể so với nhóm hộ đủ ăn. Nếu so sánh trung bình thu nhập thì nhóm đủ ăn cao hơn nhóm thiếu ăn tới hơn 2 lần, đặc biệt ở nhóm người nghèo thu nhập từ nông nghiệp rất thấp, hộ đạt cao nhất cũng chỉ 25 triệu/hộ/năm. Như vậy, nguyên nhân nghèo không gì khác là do thu nhập từ sản phẩm tạo ra trên đất quá ít, hay nói cách khác bình quân thu nhập từ đất canh tác của nhóm nghèo là 7,6 triệu/hộ/năm luôn dưới mức nghèo tiêu chuẩn của quốc gia.

4.3.1.4. Thu nhập từ các hoạt động phi nông của các nhóm hộ

Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích mức độ thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp, được hiểu là các hoạt động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất trên đất canh tác. Hai nhóm hộ theo dân tộc và hai nhóm hộ theo kinh tế vẫn được so sánh ở đây (Bảng 4.18 và 4.19).

Bảng 4.18: Thống kê thu nhập bình quân từ phi nông của nhóm dân tộc

TT Hạng mục Kinh Dân tộc

1 - Số hộ điều tra (hộ) 87 35

2 - Số TN trung bình (triệu/hộ) 15,5 6,9

3 - Số TN thấp nhất (triệu/hộ) 1,8 1,6

4 - Số TN lớn nhất (triệu/hộ) 81,0 19,20

- Trong 148 hộ điều tra thì có 122 hộ có thu nhập từ phi nông nghiệp, trong đó nhóm người Kinh có 87 hộ (tức 81,4% số hộ người Kinh) và nhóm người dân

tộc thì có 35 hộ (chiếm 85,4% số hộ người dân tộc) có thu nhập từ phi nông nghiệp. Như vậy, trong tổng số hộ điều tra thì sự tham gia của hai nhóm người vào các hoạt động phi nông nghiệp là tương đương nhau. Nhưng nếu so sánh trung bình thu nhập thì nhóm người Kinh cũng vẫn cao hơn nhiều so với nhóm người dân tộc (15,5 triệu/năm so với 6,9 triệu/năm), đặc biệt ở người Kinh có hộ thu nhập từ lương và buôn bán dịch vụ khá cao (81 triệu/hộ/năm), trong khi hộ người dân tộc cao nhất cũng chỉ đạt tới 19,2 triệu/hộ/năm, chênh lệch về thu nhập bình quân giữa hai nhóm hộ này 2,3 lần, còn chênh lệch giữa hai hộ có thu nhập cao nhất từ hai nhóm lên tới 4,3 lần.

Nguyên nhân chính là hộ người Kinh vừa có thu nhập từ lương và buôn bán thêm (nhưng chủ yếu là lương), còn hộ người dân tộc mặc dù nhiều hộ có thu nhập nhưng hầu như là thu từ làm thuê. Tóm lại, thành phần dân tộc khác nhau cũng có ảnh hưởng đến thu nhập phi nông không phải ở số hộ tham gia mà là giá trị thu nhập bình quân có được trên hộ. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng thứ hai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 49 - 60)