Các giải pháp xã hội và chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 80 - 83)

- Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các văn bản chính sách của tỉnh Bình Thuận, huyện Tánh Linh liên

4.4.2.Các giải pháp xã hội và chính sách

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.2.Các giải pháp xã hội và chính sách

4.4.2.1. Công tác tuyên truyền vận động

Trước hết, từ kết quả điều tra cho thấy rằng, số hộ ở các chương trình trả lời không biết hoặc không được hổ trợ từ chương trình chiếm tỉ lệ rất cao. Sở dĩ có kết quả này là do chương trình tuyên truyền chưa rộng khắp đến người dân. Người dân không biết quyền lợi của mình khi tham gia chương trình hoặc không được tham gia. Tuy nhiên, khi đánh giá về ảnh hưởng hay tác động của các chương trình đối với hộ gia đình thì có đến 57,5% trả lời theo hướng tích cực, khoảng 19,4% trả lời theo hướng ngược lại.

Công tác tuyên truyền các qui định của pháp luật trong công tác bảo vệ rừng Luật BVPTR; Nghị định 159/CP qui định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR; Nghị định 32/CP qui định động, thực vật hoang dã quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ; Nghị định 09/CP qui định về PCCCR. Công tác tuyên truyền thời gian qua có quan tâm nhưng chưa đi vào chiều sâu, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nội dung chưa phù hợp trình độ của người dân nên chưa đem lại hiệu quả cao.

Cần nâng cao hơn công tác tuyên truyền nghiên cứu hình thức, nội dung tuyên truyền, lồng ghép trong các đợt tuyên truyền trong công tác PCCCR trong mùa khô như: quán triệt trong các tổ chức của chính quyền Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Đoàn thanh niên… Đơn vị chủ rừng phối hợp các xã tổ chức các hội nghị ở các cụm dân cư giáp rừng, phát loa công cộng, phát tờ rơi, áp phích về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng đối với cuộc sống của họ. Khi nhận thức được vấn đề thì chính họ tự nguyện tham gia với đơn vị quản lý cùng tham gia bảo vệ rừng giảm thiểu tác động bất lợi vào rừng.

4.4.2.2. Nâng cao vai trò của các bên liên quan đến bảo vệ tài nguyên rừng

Người dân sống gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc bao đời gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng tác động vào rừng để cải thiện cuộc sống hàng ngày vừa là nguồn nhân lực tại chổ quan trọng có tính chất quyết định để thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng. Người dân cũng quyết định thay đổi các tập quán và tự kiểm soát các hoạt động của mình để bảo tồn TNR. Chính vì vậy người dân có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ rừng. Tiếp tục vận động, tuyên truyền phát huy vai trò của các tổ chức như: Tổ quần chúng bảo vệ rừng; Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên và các hộ gia đình, lắng nghe ý kiến tham gia của người dân trong công tác bảo vệ rừng.

+ Vai trò của chính quyền địa phương

- Chính quyền thôn: Thôn trưởng lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành các hoạt động của thôn về công tác QLBVR; là trung tâm giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình trong việc thực hiện công tác QLBVR.

- Chính quyền xã: Chủ tịch xã thực hiện trách nhiệm quản lý bảo vệ TNR theo Quyết định 245/CP về phân cấp quản lý TNR của Chính phủ. Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra công tác QLBVR của các ấp và Kiểm lâm địa bàn; chịu trách nhiệm quản lý các diện tích rừng trên địa bàn xã, là cầu nối giữa chính quyền cấp huyện, các cơ quan liên quan với cộng đồng dân cư ấp để thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR; xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLBVR theo thẩm quyền; giải quyết các mâu thuẩn giữa các thôn trong xã và các xã khác trong công tác QLBVR.

+ Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước

- Hạt Kiểm lâm: Tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về QLBVR; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BVPTR; phối hợp UBND xã bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng, PCCCR rừng cho các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng; xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật BVPTR; xây dựng phương án PCCCR;; tổ chức nghiên cứu và hợp tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác QLBVR.

- BQL KBTTN Núi Ông: Trực tiếp quản lý bảo vệ TNR; chủ động phối hợp chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, nắm các đối tượng thường xuyên chặt phá, khai thác, lấn chiếm đất lâm nghiệp, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; ưu tiên các khu vực bảo vệ trọng điểm để xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ; chủ động phối hợp chính quyền địa phương để bàn bạc đầu tư kinh phí cho các chương trình tạo cơ hội việc làm cho người dân; xây dựng các chính sách hưởng lợi khi người dân tham gia các hoạt động lâm nghiệp; giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho người dân trên nguyên tắc bảo vệ TNR.

- Trạm khuyến nông huyện: Nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thị trường để có giải pháp giúp người dân nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi; tập huấn phổ biến các giống mới phù hợp điều kiện lập địa, phù hợp nhu cầu thị trường; cung cấp thông tin giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

+ Xây dựng qui ước bảo vệ rừng

Xây dựng và tổ chức thực hiện qui ước bảo vệ rừng trong ấp để mgười dân thực hiện, nội dung qui ước do người dân bàn bạc xây dựng phù hợp chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, tuân thủ qui định pháp luật của Nhà nước và phù hợp thuần phong mỹ tục, phù hợp tập quán tốt tại địa phương. Qui ước thông qua phòng Tư pháp huyện thẩm định và UBND huyện ra quyết định ban hành. Sau đó tổ chức hội nghị để ký kết thực hiện qui ước, bàn biện pháp tổ chức thực hiện qui ước, niêm yết công khai, phổ biến đến tận người dân nội dung qui ước, kiểm tra giám sát việc thực hiện.

Chương 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 80 - 83)