- Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các văn bản chính sách của tỉnh Bình Thuận, huyện Tánh Linh liên
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Quan hệ giữa tổng thu nhập với các yếu tố thành phần
Tổng thu nhập của hộ như đã xét tới ở mục 4.3.1 có thể có liên quan tới nguồn thu nhập từ những yếu tố thành phần của nó. Nếu mối quan hệ này biểu thị mức độ chặt chẽ thì có thể hiểu rằng yếu tố thành phần là phần đóng góp mang tính chất quyết định tới kinh tế của hộ gia đình, khi đó thu nhập hộ không cần hay không phụ thuộc nhiều vào các thành phần khác (ví dụ như các tác động được gọi là bất lợi tới TNR trong khuôn khổ của luận văn này). Vấn đề đặt ra là nguồn thu nhập nào có ảnh hưởng cao nhất tới tổng thu nhập của hộ gia đình và quan hệ giữa tổng thu nhập với các yếu tố cấu thành là như thế nào?
Theo kết quả có được từ hình 4.4, cơ cấu tổng thu nhập của hộ có được từ hai nguồn chính. Do đó, việc xem xét quan hệ giữa tổng thu nhập với các nguồn cấu thành cũng chính là cho từng thành phần này.
* Mối quan hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ nông nghiệp
Các hình thức canh tác nông nghiệp trên đất gồm có: nhóm trồng trọt (cây lúa nước, cây ngắn ngày, cây ăn quả), nhóm chăn nuôi (gia súc, gia cầm và thuỷ sản) và lâm nghiệp (trồng cây, khai thác lâm sản). Tuy nhiên, trong tổng số 148 hộ có 134 hộ (90,5% số hộ) có nguồn thu nhập từ nông nghiệp.
Quan hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ nông nghiệp có thể đánh giá qua mối quan hệ tuyến tính để xem xét sự phụ thuộc và sự tương quan giữa tổng thu với thu từ nông nghiệp.
Hình 4.9 Quan hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ nông nghiệp
Hình 4.9 trình diễn mối quan hệ hồi qui giữa tổng thu nhập với thu nhập từ nông nghiệp, trong đó tổng thu nhập được xem như đại lượng phụ thuộc (Y), còn thu từ nông nghiệp là đại lượng độc lập (X). Kết quả hàm đường thẳng Y = 0,8468X + 12,85 với R2 bằng 0,493 biểu thị rằng quan hệ giữa Y và X ở đây là quan hệ tuyến tính theo chiều dương, nghĩa là khi thu nhập từ nông nghiệp tăng 1 đơn vị thì tổng thu nhập tăng lên tương ứng với hệ số 0,8468 lần. Hệ số tương quan (r) bằng 0,70 chứng tỏ cho tương quan giữa hai đại lượng này là khá chặt chẽ.
* Mối quan hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ phi nông
Các hình thức hoạt động phi nông gồm có: nhóm ngoài nông như các kiểu làm thuê trên đất canh tác (trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch nông sản) và nhóm phi nông thật sự như làm cán bộ viên chức hưởng lương, làm dịch vụ hay buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, trong tổng số 148 hộ không phải tất cả các hộ đều tham gia, thực tiễn có 122 hộ (82,4% số hộ) có nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông.
Quan hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ phi nông nghiệp có thể đánh giá qua mối quan hệ tuyến tính để xem xét sự phụ thuộc và sự tương quan giữa tổng thu với thu từ phi nông.
Hình 4.10 Quan hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ phi nông
Hình 4.10 trình diễn mối quan hệ hồi qui giữa tổng thu nhập với thu nhập từ phi nông nghiệp, trong đó tổng thu nhập được xem như đại lượng phụ thuộc (Y) và thu nhập từ phi nông là đại lượng độc lập (X). Kết quả có hàm đường thẳng Y = 0,7986X + 15,922 với R2 là 0,334 biểu thị rằng quan hệ giữa Y và X ở đây là quan hệ tỷ lệ thuận theo chiều dương, nghĩa là khi thu nhập từ phi nông tăng 1 đơn vị thì tổng thu nhập tăng lên tương ứng với hệ số 0,7986 lần. Hệ số tương quan (r) bằng 0,58 chứng tỏ cho tương quan giữa hai đại lượng này là tương đối chặt chẽ.
So sánh giữa hai hàm số quan hệ tuyến tính ở trên cho thấy rằng, tổng thu nhập trung bình của hộ phụ thuộc vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp mạnh hơn (thông qua hệ số tương quan) và hệ số tăng cũng cao hơn (thông qua hệ số hồi qui). Tóm lại, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đóng vai trò cao hơn trong tổng thu nhập chung của hộ gia đình ở vùng này.