Sự tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 41 - 43)

- Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các văn bản chính sách của tỉnh Bình Thuận, huyện Tánh Linh liên

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp

Các đối tượng người dân tham gia vào hoạt động nông lâm nghiệp của KBTTN Núi Ông được xác định gồm có (thông tin dẫn từ báo cáo của BQL KBTTN Núi Ông, 2010):

- Xã Đức Bình: Phần lớn bà con làm nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, ngoài thu nhập sản xuất nông nghiệp, họ thường vào rừng khai thác lâm sản phụ như măng, mây, tre; thu lượm nhựa chai, trái ươi, hái gùi, dâu; hay săn bắt các loài động vật. Một số đối tượng lợi dụng địa hình khó khăn lén lút vào rừng khai thác gỗ xây dựng (loại 5x10 cm), làm bao bì và mộc dân dụng. Mặt khác, do loài cây trồng ngắn ngày bán được giá, một số người dân còn lấn chiếm rừng canh tác nương rẫy (tại TK 343, 344, 345, 346), trồng cây mì, bắp lai ở sườn Tây Núi Ông.

- Xã Đức Thuận: Người dân chủ yếu làm nông, một số ít dân cư sống bằng nghề rừng như thu nhặt lâm sản phụ như măng, mây, mật ong; nhặt hoa qủa như thanh trà, gùi và chặt các loại cây làm thuốc như vàng đắng, trái ươi v.v... Ngoài ra vẫn có một số đối tượng chuyên sống bằng nghề khai thác và buôn bán lâm sản trái phép. Trong hai năm gần đây, do ảnh hưởng về giá trị của cây cao su nên dân cư cũng chuyển đổi cây trồng sang trồng cây cao su bằng cách tự chuyển đất nông nghiệp (thôn Bàu Chim và thôn Phú Thuận), một số đối tượng lấn chiếm đất rừng (TK 350, 360) cũng với mục đích là trồng cây cao su.

Như vậy, có thể tóm tắt các hoạt động nông lâm nghiệp của người dân thành 3 nhóm chính:

- Sản xuất nông nghiệp bằng cách trồng các loài cây ngắn ngày (lương thực, rau màu), đây là nguồn cho thu nhập chính của nông hộ.

- Khai thác lâm sản, kể cả gỗ và LSNG trong rừng (lấy lâm sản để dùng trong gia đình hay đem bán), đây là nguồn thu nhập phụ thêm.

- Khai hoang sản xuất trên đất rừng bằng cách trồng cây dài ngày (cao su) hoặc tận dụng đất trồng cây ngắn ngày (bắp, mì).

Như vậy, trừ hoạt động làm nông nghiệp trên đất của hộ, còn hai hoạt động kia ít nhiều đã xâm phạm đến tài nguyên rừng. Sự can thiệp vào rừng có thể chia

làm hai loại: một là khai thác trực tiếp các lâm sản trong rừng, do đó làm mất đi số lượng cá thể động và thực vật trong rừng, gây tổn thất TNR một cách dần dần; hai là sản xuất trên đất rừng bằng các loài cây trồng hay vật nuôi của gia đình, hoạt động này không làm mất đi lượng cây hay con trong rừng mà là xâm phạm tài nguyên đất rừng, để có đất này trước đó họ đã khai hoang, đốt rừng hoặc chặt cây. Rõ ràng kiểu hoạt động này làm cho tài nguyên rừng mất đi ngay lập tức, về cả số lượng lẫn chất lượng rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w