- Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các văn bản chính sách của tỉnh Bình Thuận, huyện Tánh Linh liên
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.1. Các giải pháp kinh tế
Do thiếu giải pháp giữa bảo tồn và phát triển. Người dân địa phương xã Đức Bình và Đức Thuận vẫn có những tác động bất lợi tới TNR. Nguyên nhân chính là cuộc sống chưa được đảm bảo. Qua các kết quả điều tra nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp về kinh tế nhằm giảm thiểu tác động bất lợi tới TNR khu vực này.
Do điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội, cơ chế thị trường, trình độ quản lý dẫn đến cơ cấu phân phối đất canh tác rất không đều giữa các loại đất canh tác của nông hộ. Trong 2 loại đất lúa nước và đất trồng hoa màu thì số hộ không có đất cao hơn nhiều so với hộ có đất. Diện tích đất canh tác tập trung ở đất lâm nghiệp nhưng lại là đất xấu, xa nhà. Ngược lại có quá ít ở đất hoa màu và đặc biệt là lúa nước. Vì vậy, việc thiếu lượng thực và thực phẩm là điều dễ hiểu đối với các hộ thiếu đất.
Theo kết quả của bảng 4.21, vẫn còn 61/148 hộ không có đất canh tác lúa nước, chỉ có 2/61 hộ này có diện tích trên 1 ha cho canh tác lúa nước. Như vậy, phần diện tích đất nông nghiệp hầu như chỉ dành cho trồng cây ăn quả trong vườn hộ hay trên nương rẫy. Người dân phải chuyển sang các loại hình kinh doanh khác để kiếm tiền trang trải cho lượng lương thực hàng ngày.
Việc tăng thêm diện tích đất canh tác lúa nước và hoa màu là không thể thực hiện được do không có quỹ đất. Giải quyết vấn đề này là tăng thêm việc làm cho nhóm hộ nghèo và trung bình, tạo thêm nguồn nông sản hàng hóa để trao đổi giải quyết lương thực.
Thực tế tại KBTTN Núi Ông công tác giao khoán bảo vệ chưa tạo được mối liện hệ chặt chẽ với người dân. Khi các hoạt động của đơn vị quản lý tách rời với người dân dẫn đến mâu thuẩn. Nhà quản lý trong hoạt động của mình tranh thủ sự tham gia của người dân thì việc bảo vệ sẽ bền vững hơn, xóa bỏ sự đối lập giữa nhà quản lý và người dân, tạo điều kiện cho họ thu nhập chính đáng từ các hoạt động khoán bảo vệ.
Các hoạt động liên quan tới giải pháp kinh tế của KBTTN tạo điều kiện cho người dân tham gia vào công tác BVPTR từ năm 2010 đến 2015 như:
- Tiếp tục tạo cơ hội cho người dân tham gia vào công tác trồng rừng trong chương trình 327 và 661, phục hồi cây bản địa đặc trưng thuộc họ Sao, Dầu.
- Rà soát, tiếp tục mở rộng diện tích khoán bảo vệ rừng cho đối tượng là đồng bào dân tộc.
- Huy động người dân tham gia vào công tác PCCCR trong mùa khô hàng năm: tuần tra canh gác, tham gia các tổ đội quần chúng chữa cháy, tham gia chữa cháy… Các hoạt động này diễn ra trong mùa khô, là thời điểm nông nhàn của người dân thường vào rừng khai thác, săn bắt trái phép.
- Xây dựng mô hình vườn hộ nông lâm kết hợp theo hình thức trang trại, vườn rừng, vườn nhà. Nghiên cứu các biện pháp lâm sinh, xây dựng hệ thống canh tác, chú trọng cây trồng cải tạo đất, cây đa mục đích, tăng tỷ trọng hàng hóa.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình trình diễn kinh tế vườn hộ cho người dân nhìn thấy rằng khai thác hợp lý tiềm năng sản xuất của đất tạo ra thu hút sự quan tâm của người dân trong việc đầu tư sản xuất. Khi thu nhập vườn hộ tăng lên, người dân giảm tác động trái phép vào TNR.
Các hoạt động trên góp phần giải quyết cơ bản các hộ dân thiếu đất canh tác, không có việc làm, thiếu vốn sản xuất, trình độ văn hóa thấp, ít hiểu biết về kỹ thuật trồng trọt để nâng cao đời sống cho họ và có cơ hội vượt nghèo.
4.4.1.2. Công tác khuyến nông, khuyến lâm
Theo kết quả điều tra ở trên, có 57,6% hộ trả lời có áp dụng các kỹ thuật sản xuất từ chương trình KNKL qua các hoạt động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Kết quả áp dụng kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong trồng cây ăn quả và cây lương thực.
Những khó khăn mà hiện nay người dân gặp phải: thoát nước cho vùng trũng ngập; làm kênh tưới; cách thức sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu; xây dựng mô hình canh tác có hiệu quả; cung cấp giống mới có năng suất cao cho chăn nuôi và trồng trọt; cải tạo vườn tạp; thiếu thông tin thị trường.
Xây dựng nông nghiệp thành sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp cải tạo vườn tạp, áp dụng giống mới, nắm bắt nhu cầu thị trường và là cầu nối tiêu thụ sản phẩm, giúp cho sản phẩm nông dân làm ra tiêu thụ được.
Tuy nhiên, yếu tố thị trường quyết định sự tồn tại của các loài cây trồng. Những loài cây trồng không còn được ưa chuộng đang dần được chuyển sang loài
cây khác. Hiện nay, thu nhập chủ yếu trong hai xã là dựa vào các cây như Xoài, Mì, Điều. Hiện nay cây Cao su đang gia tăng trên địa bàn vùng. Các loài cây trồng như Điều, Bắp đang có khuynh hướng chuyển đổi sang các loại cây khác như Xoài, Cao su. Cây lúa vẫn được canh tác do thuận tiện nguồn nước từ sông Mã Đà và đạt hiệu quả kinh tế nhất định. Phải duy trì diện tích đất lúa không cho chuyển sang trồng khoai mì hay cây lâu năm.
Khó khăn nhất hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá vật tư tăng cao nên chi phí sản xuất tăng, nên không mang lại lợi nhuận cho người dân.
4.4.1.3. Hổ trợ tín dụng và thị trường
Trong vòng 5 năm gần đây, biến động giá sinh hoạt, giá lương thực và giá thực phẩm đều tăng, biến động tiền công và giá vật tư sản xuất nông nghiệp cũng tăng trên 50%.
Nguồn vốn sản xuất từ vốn tự tích lũy chỉ dưới 10% số hộ, 80% nguồn vốn vay từ ngân hàng, có 81 hộ dân chiếm 54,7% không vay được ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Nhu cầu vay vốn do thiếu vốn để sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, sửa chữa nhà cửa, buôn bán, mua sắm vật dụng gia đình.
Những khó khăn trong việc vay vốn là không được vay tiền ngân hàng với đất trồng rừng; đất sản xuất chậm cấp sổ đỏ. Khó khăn trong vay vốn hạn chế tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Giải quyết vấn đề này phải lập hội đồng thẩm định là thành viên của thôn, xã để thẩm định phương án vay, xét khả năng của phương án làm căn cứ cho vay, cải tiến thủ tục vay. Tổ chức tín dụng tại xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay và gởi tiền nhàn rỗi.
Do vị trí địa lý của các xã nằm gần trung tâm huyện (10 km), cho nên giá cả nông sản, giá phân bón, thuốc trừ sâu không cao hơn giá thị trường. Thông tin thường xuyên về giá cả thị trường sẽ làm cho người dân tránh được thiệt hại về kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân bán các sản phẩm của mình làm ra, không bị tư thương ép giá, ổn định giá bán sản phẩm.