Công tác quản lý bảo vệ rừng của các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 39 - 41)

- Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các văn bản chính sách của tỉnh Bình Thuận, huyện Tánh Linh liên

4.2.1.Công tác quản lý bảo vệ rừng của các cơ quan nhà nước

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.Công tác quản lý bảo vệ rừng của các cơ quan nhà nước

Trong khoảng 5 năm gần đây (từ 2006 đến 2010), Hạt Kiểm lâm huyện Tánh Linh đã phát hiện xử lý 34 vụ vi phạm phá rừng, 70 vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng, hơn 200 vụ khai thác lâm sản và 233 vụ vận chuyển lâm sản trái phép. Đã tịch thu hàng trăm phương tiện vi phạm (xe máy, xe đạp, xe lôi, dụng cụ lao động thủ công,

…), đồng thời tịch thu gần 100 m3 khối gỗ hộp và cũng tương đương ngấn ấy khối lượng gỗ tròn. Theo số liệu báo cáo (Bảng 4.6), bình quân mỗi năm có ít nhất 1 ha rừng bị phá và có khoảng 50 m3 gỗ các loại bị đưa ra khỏi rừng.

Bảng 4.6: Bảng thống kê các vụ vi phạm rừng giai đoạn 2006 - 2010

TT Loại vi phạm 2006 2007 2008 2009 2010 1. Hành vi vi phạm 1.1 Phá rừng (vụ) 2 13 2 11 6 Diện tích (m2) 1.889 37.873 4.390 20.144 11.954 1.2 Lấn chiếm (vụ) 2 4 22 28 14 Diện tích (m2) 57.180 10.813 15.602 35.111 25.857 1.3 Khai thác (vụ) 47 38 56 59 25 1.4 Vận chuyển 42 51 56 59 25

2. Tang vật, phương tiện tịch thu

2.1 Mô tô, gắn máy 4 1 1 3 2

2.2 Xe đạp, xe lôi 61 67 36 36 30

2.3 Dụng cụ thủ công 68 86 28 41 13

3. Lâm sản tịch thu

3.1 Gỗ hộp (m3) 20,4 22,7 18,9 20,2 11,3

3.2 Gỗ tròn (m3) 27,7 28,6 19,9 19,0 4,9

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tánh Linh, 2010) Qua Bảng 4.6 cho thấy bình quân mổi năm phát hiện được hàng trăm vụ vi phạm, năm cao nhất 2009 có 157 vụ vi phạm, năm thấp nhất 2010 cũng có 70 vụ vi phạm. Số lần và mức độ vi phạm không đi theo một chiều hướng hay quy luật nào. Điều đó cho thấy dù là KBTTN có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển rừng, nhưng người dân vẫn có những tác động bất lợi vào TNR, kể cả đất và động thực vật rừng. Rõ ràng, việc người dân vào rừng không phu thuộc đó rừng của ai hay loại rừng gì mà là rừng ấy có đem lại sản phẩm mà họ cần hay không mà thôi.

Công tác chữa cháy rừng (thông tin từ KBTTN Núi Ông, 2010):

+ Năm 2004-2005: Số vụ cháy rừng là 37 vụ với tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là 47,622 ha. Hầu hết các vụ cháy hiện trạng rừng IA, IB, IC, G+L, trảng cỏ cây bụi, lau lách. Trọng điểm cháy khu vực Quan Hà, Đức Thuận và Đức Bình với mức độ thiệt hại bình quân từ 3-5% .

+ Năm 2005-2006: Số vụ cháy có 6 vụ với tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là 4,47 ha. Hầu hết các vụ cháy trảng cỏ cây bụi, lau lách. Trọng điểm cháy khu vực Quan Hà, Đức Thuận và Đức Bình với mức độ thiệt hại bình quân từ 2-3 %.

+ Năm 2006-2007: Có 7 vụ cháy rừng với tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là 5,4 ha (trong đó cháy thực bì là 3,65 ha). Hầu hết các vụ cháy trên hiện trạng rừng IIIA1, IIB, IC và chủ yếu là trảng cỏ, lá khô, cây bụi, lau lách. Trọng điểm cháy vẫn là khu vực Quan Hà, Đức Thuận và Đức Bình với mức độ thiệt hại không đáng kể.

+ Năm 2007-2008: Số vụ cháy có 13 vụ với tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là 8 ha. Hầu hết các vụ cháy là hiện trạng rừng IIB, IC, L+G (không thiệt hại đến cây gỗ). Trọng điểm cháy thuộc địa bàn hành chính xã Đức Thuận, xã Đức Bình và xã Gia Huynh.

+ Mùa khô 2008–2009 đã xảy ra 8 vụ cháy rừng với diện tích 8,5 ha. Các vụ cháy rừng có trạng thái IC, rừng Le + Gỗ; chủ yếu cháy trảng cỏ, le và thực bì nên mức độ thiệt hại không đáng kể.

+ Mùa khô 2009 – 2010, trên lâm phần đã xảy ra 24 vụ cháy rừng với diện tích 13,85 ha. Các vụ cháy rừng xảy ra thuộc địa bàn hành chính xã Đức Thuận và Đức Bình có trạng thái IC, rừng Le + Gỗ; chủ yếu cháy trảng cỏ, le và thực bì nên mức độ thiệt hại đến cây gỗ là không đáng kể.

Tóm lại, bên cạnh các vụ vi phạm lâm sản ở trong rừng còn có các vụ cháy rừng. Tuy đối tượng cháy là trảng cỏ, cây bụi, không gây thiệt hại trực tiếp tới cây gỗ, nhưng điều quan trọng là việc cháy diễn ra hàng năm, năm nào cũng có. Theo đó, xem xét nguyên nhân gây ra cháy có lẽ quan trọng hơn số vụ cháy hay mức độ của một lần cháy rừng, vì đó có thể là hành vi cố tình của con người mà các con số thống kê kia chỉ có giá trị trong kê khai chứ không nói nên được đằng sau việc đốt rẫy hay gây ra cháy rừng của con người là gì.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 39 - 41)