Phân tích các nguyên nhân xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 73 - 76)

- Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các văn bản chính sách của tỉnh Bình Thuận, huyện Tánh Linh liên

4.3.4.Phân tích các nguyên nhân xã hộ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.4.Phân tích các nguyên nhân xã hộ

4.3.4.1. Các chính sách hỗ trợ

Trong thời gian qua, hai xã Đức Bình và Đức Thuận đã nhận được nhiều chương trình hỗ trợ từ phía nhà nước. Có 3 chương trình lớn có thể có ảnh hưởng đến đời sống người dân ở đây là: CT327, CT661 và các chính sách tín dụng góp phần xóa đói giảm nghèo. Mức độ đáp ứng của các chương trình dưới con mắt đánh giá của người dân qua điều tra 148 hộ như trình bày trong Bảng 4.28:

Bảng 4.28: Hỗ trợ từ các chương trình và mức độ đáp ứng đến người dân Mức độ đáp ứng CT 327 CT 661 Tín dụng Khác Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Không 123 83,1 146 98,7 71 48,0 139 93,9 Có 25 16,9 2 1,3 77 52,0 9 6,1 Tổng cộng 148 148 148 148

Từ kết quả ở Bảng 4.28 cho thấy rằng, số hộ trả lời các chương trình không đáp ứng được yêu cầu luôn chiếm tỷ lệ rất cao, thậm chí như chương trình 661 có đến 98,7% trả lời không biết hoặc không nhận được sự hỗ trợ của chương trình, sau đến chương trình 327 với 83,1% số hộ trả lời. Tỷ lệ các hộ trả lời “có” chiếm cao nhất ở chương trình tín dụng (chiếm 52% số hộ). Sở dĩ có kết quả này, theo chúng tôi là do:

- Do mục tiêu của các chương trình không hoàn toàn giống nhau và cũng không bao phủ hết đến các hộ dân, do đó sẽ có nhiều hộ dân không nằm trong diện được hỗ trợ của chương trình nên không biết đến chúng, cụ thể như các chương trình 327 và 661 đều có đặc điểm chung như vậy.

- Chương trình là tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ gia đình vì chương trình kéo dài nhiều năm và mở rộng cho nhiều đối tượng tham gia, nhất là

với các hộ nghèo, bên cạnh có sự tiếp tay của Hội nông dân hay Hội phụ nữ. Vì vậy, người dân dễ nhớ và nhận biết được tác dụng của chúng.

- Mặc dù có chương trình mang đến tác dụng to lớn cho cả xã hay cộng đồng (như 661) nhưng người dân ít nhận ra vì không biết, không được tham gia. Mặt khác, người dân khó có thể nhận ra chương trình này khác với chương trình kia vì chúng không được phổ biến hoặc tiến hành trong cùng một giai đoạn thời gian.

Tuy nhiên, khi đánh giá vể ảnh hưởng hay tác động của các chương trình đối với hộ gia đình thì có đến 57,5% trả lời theo hướng tích cực, khoảng 19,4% trả lời theo hướng ngược lại (hình 4.16), số còn lại không có câu trả lời rất có thể là những hộ không nhận được sự hỗ trợ bởi chương trình.

Hình 4.16: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình

Tóm lại, vì nhiều lý do mang tính chính sách và xã hội nên không phải hộ nào cũng nằm trong diện của chương trình, và ngay những hộ được tham gia vào chương trình này hay dự án kia thì cũng khó biết được mục tiêu của mỗi chương trình. Do đó, tỷ lệ số hộ nói “không” với từng chương trình khá cao là điều dễ thấy trên thực tế. Song, mặt tích cực của chương trình ảnh hưởng đến từng hộ gia đình ít nhiều đã được xác nhận bởi chính người dân sinh sống tại đây. Điều đó kéo theo tỷ lệ số hộ sẽ tham gia vào nhiều hoạt động nếu được chương trình hỗ trợ.

 Nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng và khai thác lồ ô, le, song mây

Hiện có 15 hộ dân tộc được nhận rừng giao khoán để chăm sóc và bảo vệ với diện tích là hơn 3.000 ha, ký hợp đồng trực tiếp từng năm. Những hộ này đều thuộc xã Đức Bình, được ấp chọn với điều kiện hộ kinh tế khó khăn (diện nghèo), nhiệt tình và đủ năng lực (có lao động là nam để phù hợp với tính chất công việc), nếu hộ nào vi phạm các quy định của hợp đồng thì bị cắt hợp đồng. Thời hạn hợp đồng nhận bảo vệ rừng là từng năm, kinh phí là 100.000 đ/ha/năm.

Bảng 4.29: Thuận lợi khó khăn của nhóm hộ nhận khoán và khai thác

Thuận lợi Khó khăn Mong muốn

Thanh niên dân tộc có việc làm phù hợp khả năng. - Không có đất sản xuất. - Lương bảo vệ rừng còn thấp (1.200.000 đ/tháng). - Cấp đất sản xuất.

- Tăng lương bảo vệ rừng trên 2.000.000 đ.

- Hỗ trợ vốn sản xuất.  Nhóm hộ nhận bảo vệ rừng cho hoạt động vui chơi, giải trí

Hiện tại, trên diện tích rừng của KBTTN Núi Ông có 3 điểm có thể khai thác cho hoạt động du lịch hay cắm trại ngoài trời, vì thế KBTTN hợp đồng với một số người Kinh sống chủ yếu tại xã Đức Bình hay Đức Thuận (nơi gần các khu rừng có thể tổ chức vui chơi giải trí). Chi phí bảo vệ và trông coi do hai bên tự thoả thuận theo nguyên tắc lấy thu bù chi, hoạt động này chỉ tiến hành vào mùa khô.

Bảng 4.30: Thuận lợi và khó khăn của nhóm hộ nhận hợp đồng khác

Thuận lợi Khó khăn Mong muốn

- Được KBTTN cho phép sử dụng một phần diện tích nhất định. - Cơ sở hạ tầng đường giao thông tốt, có thể di chuyển thuận tiện

- Thiếu việc làm cho lao động trẻ.

- Thiếu vốn, mặt bằng phát triển cơ sở hay dịch vụ. - Việc làm mang tính thời vụ, không bảo đảm dài

- Có đất sản xuất

- Thu nhận con em tại địa phương làm bảo vệ rừng. - Lập HTX nông nghiệp cho người dân sản xuất tại chỗ.

(trong mùa khô). hạn.

4.3.4.3. Công tác khuyến nông, khuyến lâm

Công tác KNKL chủ yếu là xem xét vai trò của cán bộ KNKL thông qua vai trò chuyển giao kỹ thuật và thúc đẩy cộng đồng.

Bảng 4.31: Vai trò của cán bộ KNKL và biện pháp được áp dụng Đánh giá từ người

dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vai trò của KNKL Biện pháp áp dụng

Số hộ % Số hộ %

Không 52 39,4 54 42,2

Có 80 60,6 74 57,8

Không trả lời 16 20

Tổng cộng (hộ) 148 148

Theo số liệu bảng 4.31, có 52 hộ chiếm 39,4% không được tham gia chương trình KNKL, 16 hộ không trả lời vì có thể không liên quan đến hoạt động nông lâm nghiệp. Có 74 hộ chiếm 57,8% trả lời sử dụng kỹ thuật cách học hỏi kỹ thuật từ cán bộ KNKL, số còn lại có thể là cán bộ KNKL không đến tận người dân hoặc người dân không cần đến KNKL. Song, có 20 hộ không trả lời chứng tỏ người dân còn phân vân về việc học hỏi và áp dụng kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 73 - 76)