Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che màn cho mạ tới mật độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 70 - 73)

- Ngày thả rầy chích truyền: 27/9/

4.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che màn cho mạ tới mật độ

Giai đoạn mạ là giai đoạn mẫn cảm nhất của cây lúa đối với bệnh lùn sọc đen. Vì vậy các biện pháp bảo vệ cây mạ tránh tiếp xúc với môi giới mang virus truyền bệnh là hết sức quan trọng. Che màn cho mạ là một trong những biện pháp chúng tôi đề xuất nghiên cứu thử nghiệm, ngăn không cho rầy lưng trắng tiếp xúc với cây mạ ngay từ khi gieo đến khi cấy, đảm bảo cây mạ hoàn toàn sạch bệnh.

Kết quả của thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của biện pháp che màn cho mạ đến mật độ rầy và tỷ lệ bệnh LSĐ ở các cơng thức thí nghiệm

Tỷ lệ bệnh LSĐPN (%) Mật độ RLT(con/m2)

Ngày điều tra

Giai đoạn sinh

trưởng CT 1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 5/7 Mạ 1 lá R 0 0 0 0 0 11/7 Mạ 2 lá 0 0 0 0 1,3 1,3 16/7 Mạ 2 – 3 lá 0 0 0 0 3,5 0 23/7 Hồi xanh 0 0 0 0,3 0,7 0,3 30/7 Đẻ nhánh 0 0,5 0,3 13,4 15,4 9.2 4/8 Đẻ nhánh rộ 1,5 1,7 0,7 29,8 32,4 24,8 13/8 Cuối đẻ nhánh 7,8 9,0 0,9 432 450 37,0 20/8 Phân hóa địng 16,2 17,8 1,1 525 538 86,7 27/8 Đòng non 18,4 20,2 1,6 840,4 725,6 210,5 31/8 Phát triển đòng 22,7 25,6 2,4 2.580 3.025 525 10/9 Đòng già – trỗ 29,6 31,5 4,7 1.550 1.675 284 17/9 Phơi màu 34,5 41,2 13,1 486 508 136,4 24/9 Ngậm sữa 34,8 41,5 14,2 650 672 175,6 1/10 Chắc xanh 35,1 42,5 15,6 4.200 4.560 1.350 7/10 Đỏ đuôi 35,2 42,8 15,7 325,2 390,0 365,5

Ghi chú: + CT1: Che màn cho mạ, không phun thuốc cho mạ. Chỉ phun thuốc trừ sâu từ giai đoạn ngậm sữa trở đi (nếu cần thiết).

+ CT2: Không che màn cho mạ, không phun thuốc sâu cho mạ, cho lúa. Chỉ phun thuốc trừ sâu từ giai đoạn ngậm sữa trở đi (nếu cần thiết).

+ CT3 (Đối chứng): Không che màn cho mạ, sử dụng các biện pháp phịng chống lùn sọc đen theo quy trình

Về diễn biến mật độ rầy: Công thức 2, 3 do không che màn cho mạ nên rầy xuất hiện sớm 1 kì điều tra so với cơng thức 1, mật độ 1,3 con/m2 . Ở công thức 1 và 2 do không sử dụng thuốc trừ sâu từ đầu vụ đến giai đoạn lúa chín sáp nên mật độ rầy cao, tăng dần qua các kỳ điều tra, đạt hai cao điểm ở kỳ điều tra 10/9 với mật độ rầy lần lượt là 2.580, 3.025 con/m2 (cây lúa ở giai đoạn ơm địng) và kỳ điều tra 1/10 với mật độ lần lượt là 4.200 và 4.560 con/m2 . Nhận thấy, mật độ rầy ở công thức 1 và 2 tương đương nhau, mật độ rầy giảm xuống do có xử lý thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn chín sáp. Cịn ở CT3 áp dụng các biện pháp phun tiễn chân mạ, trừ rầy lứa 5 ngày 24/7, phun trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy và bệnh khô vằn vào ngày 14/8 nên mật độ rầy lưng trắng giảm hẳn so với công thức 1 và 2. Cơng thức 3 cũng có 2 cao điểm về mật độ rầy, thấp hơn CT1 và CT2, từ 2.500 – 3.210 con/m2 .

Về diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc đen: Bệnh lùn sọc đen xuất hiện ở công thức 2 và cơng thức 3 sớm hơn một kì điều tra so với cơng thức 1 do tiếp xúc với rầy lưng trắng sớm hơn. Ở cả 3 công thức, bệnh lùn sọc đen gây hại mạnh từ giai đoạn đẻ nhánh rộ cho tới khi lúa phơi màu, tỉ lệ bệnh ở các công thức 1, 2, 3 lần lượt là 34,5%, 41,2 %, 13,1%. So sánh giữa 3 công thức, tỉ lệ bệnh lùn sọc đen ở CT1, 2 tương đương nhau, CT3 thấp hơn nhiều từ 21,4- 28,1% so với CT1, CT2. Từ giai đoạn lúa ngậm sữa cho tới lúa đỏ đuôi, bệnh lùn sọc đen phát triển chậm.

Kết quả trên cho thấy: Mật độ rầy lưng trắng và tỉ lệ bệnh lùn sọc đen có liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với nhau, mật độ rầy lưng trắng càng cao, bệnh gây hại càng mạnh. Biện pháp che màn bảo vệ mạ để có cây mạ hồn tồn sạch bệnh chưa đem lại hiệu quả so với đối chứng. Có thể thấy rằng việc bảo vệ cây lúa ở giai đoạn còn non tránh rầy di trú xâm nhập vào ruộng lúa là rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh lùn sọc đen, tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng riêng lẻ một biện pháp này thì chưa đủ, khơng bảo vệ cây chống lại được các dịch hại khác xuất hiện trong suốt vụ. Bên cạnh đó, dù khơng che màn cho mạ nhưng áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống bệnh lùn sọc

đen theo quy trình như ở CT3 thì tỷ lệ bệnh vẫn giảm đáng kể tới 28,1% so với 2 công thức cịn lại. Vì vậy cần nghiên cứu kết hợp biện pháp che màn cho mạ cùng với các biện pháp khác để có thể đem lại hiệu quả cao hơn trong phòng trừ bệnh lùn sọc đen.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 70 - 73)