Đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 29 - 31)

Trứng rầy lưng trắng thường được đẻ ở phần mơ bẹ lá hoặc gân chính của lá lúa thành từng ổ. Pathak (1973) [41] kết luận rằng số trứng trên một ổ và số trứng trung bình của một con cái cũng thay đổi rất nhiều tuỳ năm và tuỳ từng thế hệ. Rầy nâu và rầy lưng trắng có khoảng 1728 đến 1984 noãn bào trên một cá thể cái có thể chín [36].

Ngay sau khi nở ra rầy lưng trắng non đã bắt đầu gây hại chúng rất hoạt động và nhảy khi bị khua động nhẹ nhất, nó đã trải qua 5 tuổi trong 14 ngày theo Suenaga (1963) [55] thời gian trung bình của rầy non là 17 ngày ở 200C, 13 ngày ở 25oC và 12 ngày ở 28 – 30oC còn Singh (1989) [51] lại kết luận thời gian rầy non ở Ấn Độ là 16 ngày (điều kiện trong phòng thí nghiệm và ngồi đồng). Theo Mochida (1964) [36]; nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trong giai đoạn rầy non đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của rầy lưng trắng, loại hình cánh ngắn chịu ảnh hưởng của môi trường và từng năm. Ở Ấn Độ một con rầy cái đẻ trung bình 164 trứng (Vaidya and Kalode, 1981) [57], khoảng 300 – 350 trứng ở Nhật Bản Shikata, (1974) [50]

và 247 trứng ở Philippines còn ở Trung Quốc rầy lưng trắng cánh dài đẻ trung bình ở thế hệ đầu tiên đến thế hệ thứ 3 là 118, 70 và 37 trứng tương ứng Liu et al., (1982) [32].

Theo Pathak (1973) [41] thời kỳ tiền đẻ trứng thay đổi từ 3 – 10 ngày ở điều kiện đồng ruộng. Shikata, 1974 [50] nêu lên thời kỳ trước đẻ trứng thay đổi từ 3 – 8 ngày ở nhiệt độ trong phòng. Denno et al (1994) [21] kết luận thời gian tiền đẻ trứng của rầy cái cánh ngắn là 3 ngày và rầy cái cánh dài là 4 ngày, số trứng đẻ của cái cánh dài trung bình là 400 trứng, cái cánh ngắn là 500 trứng. Kisimoto (1965) [30], Denno (1994) [21] thông báo rằng rầy cái cánh ngắn sống càng lâu đẻ càng nhiều, giữa sống lâu và đẻ nhiều có tương quan dương, một cá thể rầy cái lưng trắng có thể sống tới trên 30 ngày đẻ tới hơn 600 trứng.

Theo Denno et al., (1994) [20] tỷ lệ cá thể hoàn thành phát dục (từ tuổi 1 đến trưởng thành) tỷ lệ nghịch với mật độ nuôi. Kisimoto (1956 & 1965) [30] thấy rằng trong phạm vi từ 0 – 10 con nếu tăng mật độ nuôi thì thời gian rầy non léo dài ra.

Thời gian sống của trưởng thành rầy lưng trắng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Theo Suenaga (1963) [55] ở 200C trưởng thành sống trung bình 20 ngày, ở 250C là 16 ngày và 28 – 300C là 9 ngày trong khi đó ở Ấn Độ thời gian sống trung bình của rầy đực là 4.1 ngày và cái là 3.6 ngày (điều kiện ngoài đồng), 9 và 8 ngày tương ứng (điều kiện phòng thí nghiệm). Catindig (1993) [19] kết luận về thời gian sống của con đực là 6 ngày con cái là 6.5 ngày.

Theo Zhu X.W. (1985) [64] ở Yiang (Trung Quốc) thì rầy lưng trắng ưa thích cây lúa ở giai đoạn cịn non, một năm có thể phát sinh 5 thế hệ và mật độ đạt đỉnh cao vào thời gian từ giữa đến cuối tháng 7 hàng năm. Cịn Theo Samsul (1971) [45] thì quần thể rầy lưng trắng đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa đẻ nhánh.

- Sức sinh sản của dạng hình cánh ngắn của rầy lưng trắng (và cả rầy nâu) chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường như là mật độ, dinh dưỡng của cây chủ, chu kì chiếu sáng, và nhất là mật độ rầy non của chúng (Kisimoto, 1965 [29]; Matsumura, (1996b) [34]

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)