Khả năng truyền bệnh LSĐPN của RLT từ ngô sang lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 45 - 47)

Thí nghiệm được tiến hành trên cây lúa ở giai đoạn mạ, gồm 2 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 cây:

CT1. Lây bệnh được tiến hành như sau: rầy lưng trắng tuổi 3 - 4 sạch bệnh được thả vào chậu cây ngơ nhiễm bệnh, để rầy chích hút 10 ngày, sau đó chuyển sang cây mạ khỏe với số lượng 5 con/cây, cho chúng truyền virus trong 2 ngày, sau đó tiến hành diệt trừ bằng thuốc Actara nồng độ 0,1%.

CT2. Đối chứng tiến hành: thả rầy lưng trắng tuổi 3 - 4 sạch bệnh vào chậu ngô sạch bệnh, để rầy chích hút 10 ngày, sau đó chuyển sang cây lúa khỏe với số lượng 5 con/cây, cho chúng truyền virus trong 2 ngày sau đó tiến hành diệt trừ bằng thuốc Actara nồng độ 0,1%

3.3.7 Ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc hóa học ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tới mật độ RLT và tỉ lệ LSĐPN trưởng của cây lúa tới mật độ RLT và tỉ lệ LSĐPN

a) giai đoạn mạ

- Quy mơ và phương pháp bố trí: Diện rộng; - Diện tích ơ thí nghiệm: 300 m2;

- Loại thuốc hóa học sử dụng: Thuốc nội hấp Sutin 5 EC Bố trí hai cơng thức thí nghiệm:

+ Công thức 1 (CT1): ruộng lúa đã xử lý thuốc Sutin 5 EC cho mạ + Công thức 2 (CT 2): đối chứng không xử lý thuốc

- Thời điểm xử lý thuốc được tiến hành 3-4 ngày trước khi cấy - Tiến hành điều tra hai cơng thức định kì 7 ngày/ lần

Mật độ rầy lưng trắng (c/m2) và tỉ lệ bệnh lùn sọc đen (%)

b) giai đoạn đẻ nhánh

- Quy mô và phương pháp bố trí: Diện rộng; - Diện tích ơ thí nghiệm: 300 m2;

- Loại thuốc hóa học sử dụng: Thuốc chống lột xác Applaud 25 SC, thuốc tiếp xúc penalty Gold 50EC

Thí nghiệm bố trí 3 cơng thức:

+ CT1: phun trừ rầy bằng thuốc Applaud 25SC (thuốc chống lột xác); + CT2: Phun trừ rầy bằng thuốc Penalty Gold 50EC (thuốc tiếp xúc) ; + CT3: Đối chứng không phun thuốc

Thời điểm xử lý thuốc: khi rầy lưng trắng ra rộ vào giai đoạn đẻ nhánh Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ rầy lưng trắng (c/m2) và tỉ lệ bệnh lùn sọc đen (%)

3.3.8 Thí nghiệm che màn cho mạ (hạn chế mật độ RLT và tỉ lệ bệnh LSĐPN) LSĐPN)

- Quy mơ và phương pháp bố trí: Diện rộng; - Diện tích ơ thí nghiệm: 300 m2;

- Qui cách che màn: Vải màn đảm bảo côn trùng không thể chui lọt. Màn che vịm kín, dọc theo luống mạ, chiều cao 0,5 m tính từ mặt ruộng

- Thí nghiệm bố trí 3 cơng thức:

+ CT1: Che màn cho mạ, không phun thuốc sâu cho mạ, cho lúa. Chỉ phun thuốc trừ sâu từ giai đoạn ngậm sữa trở đi (nếu cần thiết).

+ CT2: Không che màn cho mạ, không phun thuốc sâu cho mạ, cho lúa. Chỉ phun thuốc trừ sâu từ giai đoạn ngậm sữa trở đi (nếu cần thiết).

+ CT3 (Đối chứng): Không che màn cho mạ, sử dụng các biện pháp phòng chống lùn sọc đen theo quy trình.

- Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ rầy (con/m2 ) và tỷ lệ bệnh lùn sọc đen (%). - Thời điểm điều tra: Điều tra định kỳ 7 ngày/lần từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch lúa

3.3.9 Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học xử lý hạt giống phịng trừ RLT

a) Trong phịng thí nghiệm

- Quy mơ và phương pháp bố trí: Thí nghiệm trong nhà lưới

- Số lần nhắc lại: 3 lần, mỗi lần 3 khay (kích thước khay 30 × 50 cm) - Cơng thức thí nghiệm: gồm 6 cơng thức

Cơng thức Thuốc Lượng dùng (ml/1kg hạt giống) 1 Cruiser plus 312.5FS 0,4 2 Gaucho 600FS 0,4 3 Kola 600FS 0,5 4 Enaldo 40 FS 0,8 5 hỗn hợp thuốc Comcat 150Wp + Phironin 800WG 0.25g Comcat + 1.5 ml Phironin

6 Đối chứng (không xử lý hạt giống)

- Phương pháp tiến hành: ngâm và ủ hạt giống lúa đến khi hạt nảy mầm, tiến hành pha thuốc theo đúng liều lượng và nồng độ. Dùng thuốc đã pha phun lên hạt giống và đảo đều, đưa hạt giống đã xử lý vào ủ lại 8-12 giờ, sau đó gieo vào khay đặt trong lồng mika chống côn trùng.

- Khi mạ được 3, 7, 14 ngày tuổi tiến hành thả rầy lưng trắng tuổi 3-4 sạch bệnh với số lượng 30 con/m2

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)