- Ngày thả rầy chích truyền: 27/9/
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Sau thời gian tiến hành thực hiện đề tài, chú ng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Rầy lưng trắng có thể truyền bệnh virus LSĐPN với mật độ 1 con/cây. Ở
mật độ 5 con/cây rầy lưng trắng truyền bệnh virus lùn sọc đen hiệu quả nhất. Rầy lưng trắng khơng có khả năng truyền virus cho thế hệ sau. Rầy lưng trắng tuổi 3-4 có khả năng truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam hiệu quả hơn rầy trưởng thành (70% so với 33,33%).
2. Mạ là giai đoạn mẫn cảm nhất đối với sự lây nhiễm bệnh virus lùn sọc đen phương Nam của rầy lưng trắng, tỉ lệ cây nhiễm bệnh cao nhất là 73,3%. 3. Rầy lưng trắng có khả năng truyền bệnh virus LSĐPN từ lúa sang ngô với
tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 46,7%, thời gian tiềm dục là 14 -27 ngày; khả năng truyền bệnh virus LSĐPN từ ngô sang lúa rất thấp 6,7%; thời gian tiềm dục là 18 – 23 ngày.
4. Phun thuốc hóa học trừ rầy vào giai đoạn mạ có khả năng làm giảm tỷ lệ bệnh LSĐPN so với đối chứng từ 0.4-4%, vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, tỷ lệ bệnh giảm 8,4 – 11,4% so với công thức đối chứng không phun thuốc. Diệt RLT bằng thuốc chống lột xác thì hiệu lực thấp hơn khơng đáng kể so với thuốc tiếp xúc, nhưng bảo vệ được thiên địch lại cao hơn. Mật độ RLT đầu vụ có ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh lùn sọc đen.
5. Biện pháp che màn cho mạ chưa đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc khống chế bệnh LSĐPN.
6. Thuốc hóa học xử lý hạt giống Enaldo 40FS, Cruiser plus 312.5 FS có khả năng phịng, trừ rầy lưng trắng cao ở giai đoạn mạ 3, 7 ngày tuổỉ trên thí nghiệm diện hẹp và diện rộng.
5.2 Đề nghị
Mở rộng triển khai các thí nghiệm, tiếp tục nghiên thực hiện các mơ hình nghiên cứu để tìm ra biện pháp phịng chống bệnh lùn sọc đen có hiệu quả và ít ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái